Psst...

Do you want to get language learning tips and resources every week or two? Join our mailing list to receive new ways to improve your language learning in your inbox!

Join the list

Vietnamese Script Request

Thom
Complete / 31919 Words
by Thom 8:45 - 3:37:00

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Kính thưa Quốc hội,
Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ trực tiếp trả lời đối với nhóm vấn đề này. Các nội dung thuộc ...(mất âm thanh).............. gồm thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông. Công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập. Giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong nhà trường. Trong phiên chất vấn thuộc lĩnh vực của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi cần thiết Chủ tịch đoàn sẽ mời các Bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan như Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ sẽ tham gia trả lời, giải trình làm rõ những vấn đề liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực sẽ báo cáo giải trình làm rõ thêm những nội dung liên quan đến trách nhiệm chung của Chính phủ.
Sáng nay có đoàn của Chủ tịch Liên bang Micronesia sang thăm chính thức đoàn cấp cao gồm một Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Quốc hội Liên bang vào khoảng hơn 8h sáng sẽ đến dự phiên chất vấn của chúng ta.
Sau đây xin mời Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ có 5 phút để báo cáo trước Quốc hội.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Quốc hội chủ trì kỳ họp,
Kính thưa các quý vị đại biểu Quốc hội, các quý vị đại biểu,
Kính thưa cử tri và Nhân dân cả nước,
Trước hết, thay mặt cho ngành giáo dục tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội khi cả nước trao tôi cơ hội được báo cáo các công việc của ngành và được lắng nghe để nắm bắt các quan tâm của cử tri, Nhân dân cả nước và được nghe những ý kiến chất vấn, góp ý của các quý vị đại biểu Quốc hội để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong thời gian tới.
Kính thưa Quốc hội và cử tri cả nước,
Ngành giáo dục với hơn 22 triệu học sinh sinh viên, hơn 1,4 triệu các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục có liên quan đến mọi nhà, mọi người và liên quan đến tương lai đất nước. Ý thức được trọng trách trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân, ngành nỗ lực thực hiện nhiều nhiệm vụ để cụ thể hóa Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa và các văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Trong thời gian qua, ngành đã nỗ lực thực hiện và có những kết quả bước đầu, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, sự phối hợp có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là sự chia sẻ, đồng hành, ủng hộ của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, của nhân dân và các em. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực khó, rộng lớn, cần phải có thời gian thì mới phát huy được một số kết quả đổi mới, hơn nữa bản thân ngành cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót, trong thời gian qua còn nhiều vấn đề tồn tại, trong đó có những vấn đề gây bức xúc nhân dân và nhiều việc chưa đạt được so với kỳ vọng của Quốc hội, cử tri, Nhân dân. Với trách nhiệm là người đứng đầu ngành, chúng tôi xin chịu trách nhiệm về những gì chưa làm được, và để cùng với các bộ, ngành với sự chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Quốc hội thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Sau đây, chúng tôi xin được lắng nghe các ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội và những góp ý để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn.

Nguyễn Thị Thu Dung - Thái Bình
Kính thưa Bộ trưởng,
... (mất tiếng).......
.... phân luồng cho học sinh sau trung học phổ thông.
Thứ ba, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo như thế nào khi triển khai đổi mới giáo dục phổ thông những năm tới đây để phân luồng thực sự hiệu quả và sự phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực phân luồng giáo dục nghề nghiệp như thế nào? Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.

Nguyễn Văn Thân - Thái Bình
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin hỏi Bộ trưởng, chúng ta đều biết hiện nay, chúng ta gửi con em chúng ta đi nước ngoài học rất nhiều trong đó có cả học bổng và phải trả tiền. Các trường ở một số nước đã mở ở đây với học phí khá cao. Tôi được biết có những học phí mỗi năm phải trả từ 400 đến 500 triệu đồng. Vậy, Bộ trưởng có suy nghĩ gì về vấn đề này? Giải pháp làm sao để ủng hộ các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Đào Tú Hoa - TP Hà Nội
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin trân trọng gửi tới Bộ trưởng một câu hỏi: Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng hơn 200.000 sinh viên ra trường không có việc làm gây lãng phí cho xã hội và bức xúc cho nhân dân. Việc này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có trách nhiệm từ cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và có cả trách nhiệm của người học. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục tình trạng này của ngành giáo dục trong thời gian tới. Xin cảm ơn.

Hồ Thị Vân - Quảng Ngãi
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin phép gửi đến Bộ trưởng một câu hỏi như sau:
Cá nhân tôi rất trân trọng và đánh giá cao sự nỗ lực và quyết tâm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của đồng chí Bộ trưởng trong thời gian qua. Nói về sự thay đổi để đổi mới, tôi nhớ Bộ trưởng đã từng nói: Giáo dục của chúng ta đang trong giai đoạn quá độ nên phải chấp nhận thay đổi để đổi mới.
Vậy, tôi xin Bộ trưởng cho biết chúng ta sẽ mất khoảng bao lâu để đi hết con đường quá độ này. Hiện nay, sau khá nhiều những thay đổi, chúng ta đã đi đến đâu, đến giai đoạn nào của con đường quá độ. Trong nhiệm kỳ của mình Bộ trưởng dự kiến chúng ta sẽ đạt được bao nhiêu phần trăm mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trước tiên, tôi trân trọng cảm ơn các đại biểu vừa rồi đã đánh đúng vào những vấn đề rất trọng tâm của ngành hiện nay đang cần phải giải quyết. Tôi xin được trả lời tóm lược như sau:
Trước hết, về câu hỏi của đại biểu Dung đoàn Thái Bình. Phân luồng, đây là vấn đề không phải mới mà đã nhắc rất nhiều lần, Trung ương cũng đã chỉ đạo và Chính phủ cũng đã có những đề án rất cụ thể về vấn đề này. Thời gian qua, kết quả cũng chưa được tốt. Nguyên nhân có nhiều nhưng tôi xin được tập trung vào nguyên nhân từ ngành giáo dục. Trước hết, căn cốt là trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành mặc dù có nhưng chưa rõ nét, chưa định hướng rõ được giáo dục hướng nghiệp và phân luồng dẫn đến học sinh tập trung vào học kiến thức, nhẹ phần năng lực thực tế, thực hành, ít gắn với bên ngoài, đây cũng là trách nhiệm của ngành. Điều này cũng đã được Trung ương, Nghị quyết 29 nhận định và chỉ đạo và Nghị quyết 88 của Quốc hội cũng nêu, phải tiếp tục thực hiện một cách thiết thực và hiệu quả về phân luồng.
Trong tháng 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 80 về giáo dục phân luồng và định hướng phân luồng cho học sinh giai đoạn 2018 - 2025, trong đó nêu rất rõ các giải pháp. Có một nhóm giải pháp thuộc trách nhiệm của ngành giáo dục, trước hết ngay trong các chương trình phổ thông phải có giáo dục hướng nghiệp, có nội dung được lồng ghép với giáo dục về thực tiễn gắn giữa các nội dung kiến thức với thực tiễn và xây dựng được một đội ngũ tư vấn về hướng nghiệp để khắc phục được tình trạng đại biểu có nêu hiện nay vừa rồi chúng tôi làm đề án có khảo sát thì mới đạt được 76,9% là số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở là vẫn vào được trung học phổ thông tiếp tục lên, như vậy chưa đạt được tỷ lệ 30% như Chính phủ chỉ đạo, nhưng đến năm 2020 thì đạt được 30%, chúng tôi cố gắng để cùng với Bộ Lao động thực hiện tốt mục tiêu này.
Điểm tiếp theo là điều kiện để thực hiện cho các em tiếp cận với thị trường lao động, tiếp cận với các nghề nghiệp mới thì có đạt nhưng chưa nhiều. Đặc biệt trong bối cảnh của chúng ta hiện nay tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0 thì thông tin để cho các em tiếp cận với thị trường lao động, tiếp cận với sự phát triển khoa học, công nghệ thì hết sức quan trọng cần phải đưa vào chương trình và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hướng nghiệp.
Còn như vừa rồi tình trạng kiêm nhiệm không chuyên nghiệp, thậm chí có những nơi, có những chỗ còn hình thức, trong chương trình có giáo dục hướng nghiệp, thậm chí được miễn điểm để xét tốt nghiệp nhưng thực chất ở nhiều địa phương báo cáo lại cũng chưa cao. Tới đây chúng tôi tiếp tục chấn chỉnh điều đó.
Chương trình phổ thông thì chúng tôi xét thấy đây là vấn đề lớn khi thiết kế chúng tôi đã có chỉ đạo quán triệt các tác giả, các nhóm tác giả môn học cần phải quán triệt rất sâu sắc là trong các nội dung kiến thức phải lồng ghép những vấn đề, những thông tin, đặc biệt cuộc cách mạng khoa học 4.0 để cho các em ngay từ lớp 1 và đặc biệt trung học cơ sở và trung học phổ thông đã có những thông tin và bám được với nhu cầu thực tiễn. Chúng tôi rất muốn nhóm giải pháp căn cơ phải tạo ra sự đam mê hướng thích của học sinh chứ không phải là phân luồng một cách bắt buộc là qua thi, cháu nào không đỗ thì các cháu mới buộc phải vào nghề. Đây là giải pháp tình huống, trước mắt kết hợp cả hai, nhưng về lâu dài trong ý của đại biểu là chương trình phổ thông chúng tôi đã thiết kế để tạo sự đam mê cho các cháu.
Gần đây nếu các đại biểu quan tâm thì phong trào về giáo dục STEM, phong trào về khởi nghiệp sáng tạo mà Thủ tướng đã chỉ đạo rất quyết liệt, các cháu hăng hái tham gia vào vì chúng tôi cho rằng khi tạo được sự đam mê động lực của các em thì lúc đấy mới thắng lợi, nếu kéo dài tình trạng giáo dục phân luồng một cách bắt buộc thì không thành công. Chúng tôi thời gian tới phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, chúng tôi đã thống nhất rất cao, một bên giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng. Một bên phải tạo sự hấp dẫn, nếu không thì các cháu bước chân ra ngoài trường chưa có những hấp dẫn thì khó. Chúng tôi đã phối hợp với nhau để tới đây sẽ có những chương trình rất cụ thể trong các chương trình phối hợp.
Câu hỏi của đại biểu Thân, đây là vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, không chỉ là kinh tế mà văn hóa, đạo đức. Trong xu hướng chung, các nước đang phát triển đều gửi con em mình đến các nước phát triển để nhận được điều kiện giáo dục tốt hơn. Đây cũng là một xu hướng. Tuy nhiên, có chính sách tốt trong khi Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục và coi là quốc sách hàng đầu, trong thực tế đã dành 20% ngân sách để đầu tư giáo dục, nhưng yêu cầu nâng cao chất lượng. Với số lượng tuyệt đối chưa nhiều, vai trò tham gia đóng góp của xã hội, trong đó đặc biệt doanh nghiệp là rất lớn. Đây là bài học thành công của nhiều nước, ví dụ Hàn Quốc, Trung Quốc có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Chủ trương này đã được các Văn kiện Đại hội Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất sát sao ngành giáo dục phải quan tâm đến vấn đề này. Chúng tôi đã tham mưu, có những đề án, nghị quyết để tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, trong đó đặc biệt tư nhân.
Theo các nguồn thống kê không chính thức, hàng năm số học sinh, sinh viên của chúng ta ra nước ngoài học tập, nghiên cứu dạng học bổng và không học bổng cũng rất nhiều. Số tương tự mất khoảng 3, 4 tỷ đôla dưới dạng các kinh phí khác nhau. Đấy là ước đoán, đây cũng là nguồn rất lớn. Làm sao để thu hút được các học sinh, các gia đình có điều kiện muốn con em mình tốt hơn, không chỉ ra nước ngoài mới có giáo dục tốt mà ngay trong nước cũng có thể hưởng nền giáo dục tốt.
Chúng tôi cũng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế và doanh nghiệp, mà cho đến nay nhiều tập đoàn lớn cũng đã đầu tư trong giáo dục. Với yêu cầu đạt chất lượng, ngân sách nhà nước tập trung cho giáo dục cơ bản, tập trung cho những vùng khó khăn, giáo dục phổ cập, còn chất lượng cao thì nhà nước vẫn có trách nhiệm nhưng rất trông đợi vào sự đầu tư của các nhà đầu tư và chương trình tiên tiến đã nhập của nước ngoài, chuẩn, kiểm định chất lượng ngay từ đầu để chúng ta tăng đóng góp của khu vực tư nhân trong giáo dục chất lượng cao, giảm áp lực đối với đất nước. Đây là một chủ trương của Đảng, Nhà nước mà chúng tôi đang thực hiện và tới đây, trong sửa Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học, chúng tôi rất ưu tiên điểm này trong vấn đề khuyến khích xã hội hóa. Rất mong các đại biểu góp ý để chủ trương này nhanh chóng đi vào thực tiễn.
Thời gian vừa qua, cũng đã thực hiện nhưng chưa thực sự sát với sự khuyến khích, cho nên các nhà đầu tư cũng đã đầu tư nhưng chưa thực sự mạnh. Vừa rồi Thủ tướng Chính phủ cũng đã đi thăm một số nước có nền giáo dục tốt như Australia, New Zealand thì đều thấy hợp tác phát triển giáo dục và chỉ đạo của Bộ Giáo dục, tới đây phải kết hợp các việc này. Ngoài vấn đề kinh tế còn vấn đề văn hóa, khi con em được ở nhà học theo quy trình kết hợp với nước ngoài và trường nước ngoài tốt thì được gần gia đình, vậy kết nối được tốt hơn.
Về ý của đại biểu Đào Tú Hoa đoàn Hà Nội về 200.000 sinh viên hôm qua Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã giải thích rất rõ, chúng tôi xin được nói từ góc độ của ngành. Tới đây, chúng tôi sẽ tập trung để nâng cao chất lượng. Tôi cho rằng gốc của vấn đề vẫn là chất lượng. Việc thất nghiệp 200.000, đấy cũng là hiện tượng có thật nhưng để giải quyết một cách căn cơ tình trạng thất nghiệp thì vấn đề là chất lượng. Mà chất lượng ở đây không phải là chất lượng là các thầy cô theo kiểm định mà chất lượng phải được chuẩn kiểm định quốc tế và thị trường. Do vậy, những giải pháp để phối hợp với thị trường lao động, doanh nghiệp, nâng cao chất lượng và đào tạo theo địa chỉ. Vừa rồi chúng tôi cũng có quyết định để có quy chế cho một số ngành công nghệ thông tin và du lịch được quy chế đặc biệt đào tạo gắn với thị trường lao động. Mở rộng và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các nội dung khác nhau của quá trình đào tạo, cùng nhau trong chuỗi nâng cao giá trị. Quan trọng nhất, chúng tôi quan tâm đến số lượng thất nghiệp là cần rồi nhưng trách nhiệm của chúng tôi là các giải pháp để nâng cao chất lượng từ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, quản trị nhà trường tự chủ.
Đặc biệt, ở đây cũng không hẳn chỉ có đợi thông tin cung cấp thị trường lao động mà từng trường đại học một phải chủ động để nghiên cứu thị trường trước khi mở các chương trình đào tạo. Chúng tôi kiểm tra rất nghiêm, mặc dù được tự chủ tuyển sinh nhưng không có nghĩa mở ngành gì thì mở mà phải gắn với thị trường và đảm bảo chất lượng thì chúng tôi tăng về hậu kiểm chứ không nặng về tiền kiểm như trước. Do vậy, các trường đại học tới đây, đang chuyển mình rất mạnh, phải có trách nhiệm về sản phẩm của mình trước yêu cầu của thị trường lao động và trước trách nhiệm với người học. Chứ không chỉ khi tuyển sinh thì hứa hẹn rất nhiều, khi đào tạo xong lại không có trách nhiệm. chúng tôi khép vào trách nhiệm này rất lớn. Trách nhiệm của bộ là tăng cường hậu kiểm và công khai, minh bạch, dùng những thông tin điều chế lại những việc các trường tuyển sinh cũng như quá trình đào tạo chất lượng không được tốt.
Ý kiến của đại biểu Vân đoàn Quảng Ngãi đúng là đổi mới, đặc biệt là đổi mới giáo dục, đào tạo thì chúng ta không nóng vội được vì liên quan đến con người, liên quan đến rất nhiều các nhóm đối tượng khác nhau thì chúng ta phải có sự quá độ. Trước khi đổi mới thì phải tuyên truyền, tranh thủ ý kiến mà chúng tôi đang làm, mặc dù chưa tốt, nhưng quá độ là cần thiết, không thể cứ thấy bí, vướng là làm ngay thì động chạm đến rất nhiều vấn đề. Chúng tôi rất ý thức điều này, đây là vấn đề rất nhạy cảm nên phải có lộ trình, phải có bước đi ngay thi cử cũng vậy, chúng ta đi từ giai đoạn 2 kỳ thi trong một năm rất tốn kém, chuyển đến là một kỳ thi 2 mục đích, nhưng các cụm, địa phương khác nhau, đến năm 2017 chúng ta đã tương đối ổn định kỳ thi và đã được nhân dân, cử tri về cơ bản đồng tình, cho là tốt và chúng tôi giữ tương đối ổn định, có chỉnh sửa nhưng chỉnh sửa ở những vấn đề cho tốt hơn và tiếp tục nghiên cứu để cùng với lộ trình đổi mới chương trình sách giáo khoa, không phải làm ngay hoặc không thực hiện gì vì chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản thì chúng ta không thể đứng im được, cộng với xu hướng của xã hội, xu hướng của thế giới thì chúng ta phải chuyển.
Điểm tiếp theo là chúng ta đang ở đâu? Chúng ta đang ở giai đoạn thực hiện rất nhiều nhiệm vụ và có kết quả. Ví dụ, đối với giáo dục mầm non thì chúng ta đã hoàn thành được phổ cập mầm non 5 tuổi. Đây là một cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, toàn dân. So với các nước trong khu vực, chúng ta được UNICEF đánh giá rất cao là phổ cập mầm non 5 tuổi. Đây là một thành công mà nhiều tổ chức quốc tế cũng ghi nhận. Huy động trẻ 5, 6 tuổi vào học lớp 1 cũng thuộc dạng cao sau Singapo, ASEAN. Đây là cố gắng rất lớn về kết quả.
Đối với các bậc tiểu học thì được khối tiếng Pháp đánh giá về đọc hiểu và toán cũng tốt và PISA mặc dù còn ý kiến khác nhau nhưng cũng ghi nhận được kết quả đổi mới phổ thông của chúng ta. Gần đây là World Bank cũng ghi nhận. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề. Quốc hội đang chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 88 gần đây là Nghị quyết 51, xây dựng chương trình tổng thể đã cụ thể các chương trình môn học và đang thẩm định một cách rất kỹ lưỡng và nay mai sẽ ban hành và triển khai viết sách giáo khoa. Trong lúc chờ đợi chương trình mới thì bộ đã chỉ đạo, các địa phương rất quyết liệt, đổi mới dần để chương trình hiện hành giảm tải hơn, phù hợp hơn với chủ trương chuyển từ phương thức đào tạo nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực. Đây là quá trình chuyển, tuy không phải sốc nhưng vô cùng gian lao. Nhân đây rất mong cử tri, nhân dân và các thầy cô, các vị đại biểu chia sẻ với ngành. Trong quá trình chuyển đổi có những vấn đề thuộc về quan điểm nhưng có vấn đề thuộc về điều kiện thực hiện. Trong nhiệm kỳ nếu để kết luận phải làm được gì thì cũng chưa đủ căn cứ, nhưng chúng tôi tin trong từng mốc thời gian phải có kết quả cụ thể. Đối với nhiệm kỳ Chính phủ phân cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi thấy chương trình sách giáo khoa phải rõ ràng, ban hành xong. Về chất lượng phải có chuyển biến rõ nét.
Về đại học chúng tôi làm mạnh về tự chủ, đổi mới có tính chất đột phá. Trong đó có hướng chuyển dần các trường đại học công lập, thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 và Trung ương 7 để làm sao các trường tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng. Trong nhiệm kỳ chúng tôi cố gắng triển khai. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là cần phải có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, góp phần vào nâng cao năng suất lao động, giải quyết những vấn đề nút thắt về thị trường lao động. Chúng tôi rất ý thức điều này và cùng toàn ngành, sự cộng tác của các bộ, các địa phương, đặc biệt là các thầy cô giáo và học sinh, chúng tôi có đủ cơ sở để tin rằng trong nhiệm kỳ sẽ có những kết quả chuyển biến, có một số kết quả rõ nét. Xin cảm ơn đại biểu.

K`Nhiễu - Lâm Đồng
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Trong thời gian qua chế độ cử tuyển bộc lộ rất nhiều bất cập, hạn chế, có nhiều tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số thời gian gần đây không có đối tượng cử tuyển. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục tiếp tục quy định chế độ cử tuyển nhưng không có chính sách gì mới so với trước đây. Kính đề nghị Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì mới để chế độ cử tuyển đạt hiệu quả?
Thứ hai, hiện tượng tiêu cực và những hình ảnh xấu, không tốt đã xảy ra với hệ thống giáo dục mầm non trong thời gian qua ảnh hưởng, tác động xấu đã tạo nên sự trăn trở, bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm niềm tin của cử tri đối với ngành giáo dục trong lĩnh vực này. Bộ trưởng có suy nghĩ gì về việc này và có những biện pháp hữu hiệu nào để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục mầm non trong thời gian tới. Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.

Mai Thị Phương Hoa - Nam Định
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin có một câu hỏi như sau: Báo cáo số 277 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về trả lời chất vấn kỳ họp thứ hai, trong đó báo cáo có nêu: "Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Ngân hàng thế giới thì đánh giá 7 trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó có sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam". Chúng tôi rất vui mừng vì sự đánh giá này của Ngân hàng thế giới. Tuy nhiên, về giáo dục đại học, chúng tôi rất băn khoăn vì trong báo cáo của bộ cũng đã tự nhận chất lượng đào tạo đại học chưa cao, đặc biệt là sau đại học. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng còn hạn chế, và có một thực tế là Việt Nam có gần 300 trường đại học nhưng cũng chỉ có 5 trường có tên trong bảng xếp hạng châu Á. Vậy, xin Bộ trưởng cho biết ý kiến của Bộ trưởng về đánh giá này của Ngân hàng thế giới và nền giáo dục đại học của chúng ta thực sự đứng ở đâu trong bảng xếp hạng của khu vực châu Á và giải pháp nào để nâng cao vị trí xếp hạng của đại học Việt Nam. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Bùi Thị Thủy - Thanh Hóa
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin gửi đến Bộ trưởng hai câu hỏi sau đây:
Thứ nhất, Bộ trưởng có biết giấy khen hiện nay ở các nhà trường đang dần mất giá trị, bởi vì điểm số hiện nay cho quá dễ, kéo theo đó là số lượng học sinh khá giỏi quá nhiều. Qua khảo sát, tôi được biết, tỉ lệ học sinh khá giỏi ở một số trường trung học phổ thông miền núi trong năm học 2017 - 2018 là khoảng 55 đến 60%, tỉ lệ này ở lớp 12 còn cao hơn nhiều, khoảng 65 - 70%, đó là một biểu hiện rõ nhất của bệnh thành tích trong giáo dục. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh này và giải pháp cụ thể nào để chúng ta chữa dứt điểm trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách hiệu quả và thực chất.
Thứ hai, Bộ trưởng có biết rằng việc tăng cường đối thoại giữa giáo viên, các nhà quản lý giáo dục với học sinh và phụ huynh là một trong những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận giáo viên và học sinh trong nhà trường như hiện nay. Nếu có, xin Bộ trưởng cho biết những chỉ đạo sắp tới để chúng ta tổ chức công tác này trong các nhà trường một cách thường xuyên và có hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.

Đặng Thuần Phong - Bến Tre
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Bộ trưởng có nói, giáo dục mầm non của chúng ta được UNICEF đánh giá rất cao, ai đánh giá cao tôi không rõ, nhưng theo dõi cả quá trình này tôi xin nhắc lại cho Bộ trưởng nắm những hạn chế của giáo dục mầm non, hiện nay đang nóng và đang gây nhiều bức xúc nhất.
Thứ nhất, quy mô phát triển không đồng đều ở các vùng miền. Chất lượng giáo dục mầm non không ổn định, mạng lưới chính sách giáo dục mầm non chưa đồng bộ. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non thấp nhất trong ngành. Cơ sở vật chất, trường lớp, giáo viên, công tác quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ chi cho giáo dục mầm non nhà nước chỉ có 39%, gia đình là 61%, cho thấy khi các cháu vào học mầm non đóng góp cao nhất so với các lĩnh vực giáo dục khác, như thế mà đánh giá cao thì tôi không hiểu. Chúng ta chưa có những đề án gì để giải quyết cho giáo dục mầm non. Những bất cập bức xúc hiện nay của xã hội đối với mầm non lại rất lớn. Tôi mong rằng Bộ trưởng nên xem xét và có những giải pháp cho vấn đề này. Xin cảm ơn Bộ trưởng và Quốc hội.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Về ý kiến của đại biểu Nhiễu đoàn Lâm Đồng. Cử tuyển, đây là một chính sách rất quan tâm của Đảng và Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan cũng rất quan tâm qua nhiều chính sách, trong đó có cử tuyển. Cách đây khoảng 5, 7 năm chính sách này phát huy tác dụng rất cao. Vì số huyện khó khăn của các tỉnh cử người đi học và các em đi học về được bố trí việc. Nhưng gần đây, do nhiều lý do khác nhau cử tuyển có vấn đề. Vì có nhiều cháu đi học về không bố trí được việc làm và rất nhiều những băn khoăn, trăn trở và những phản ứng bức xúc của đồng bào. Chúng tôi đã thực hiện chỉ đạo kỳ họp trước của Quốc hội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Qua khảo sát, đặc biệt diện 30a và những vùng khó khăn chúng tôi đã rà soát và đưa vào sửa đổi Luật Giáo dục lần này đi theo hướng thiết thực và gắn nữa trách nhiệm của người cử tại địa phương, người học và chính sách đối với những đối tượng cử tuyển này.
Về giáo dục mầm non, đây là một trong những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội thời gian qua. Cho đến nay chúng ta có 15.000 các cơ sở giáo dục mầm non với 337.000 giáo viên mầm non. Về cơ bản các cơ sở giáo dục mầm non và các thầy cô rất tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, nhưng cũng bắt đầu xuất hiện số giáo viên mầm non bạo hành trẻ. Đặc biệt xảy ra phổ biến các nhóm trẻ dân lập, tư thục, có những trường hợp bạo hành mà báo chí nêu không thể chấp nhận được với thuần phong mỹ tục. Đặc biệt trong ngành giáo dục thì cá nhân tôi với trách nhiệm người đứng đầu tôi rất phản đối và cũng đã có những ý kiến, tiếng nói và chỉ đạo kiên quyết những giáo viên không đủ năng lực, kém phẩm chất phải đưa ra khỏi ngành không chần chừ. Còn các cơ sở để xảy ra phải đình chỉ và thậm chí phải đóng cửa, trong thực tế các địa phương vào cuộc rất nhanh cũng giải quyết đó.
Tới đây để thực hiện một cách căn cơ thì có nhiều giải pháp ở ngoài ngành, trong ngành nhưng theo chúng tôi đã tính toán và phải xác định nhiệm vụ là căn cơ đội ngũ giáo viên. Giáo viên phải được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và đương nhiên phải có chế độ hợp lý. Hiện nay chế độ giáo viên mầm non thấp quá, theo quy định là trung cấp mà trung cấp lương khởi điểm là 1,86 cộng vào ra trường chỉ có 2 triệu 400 nghìn đồng, với tiền lương này các cô rất khó khăn. Đây là lý do gây áp lực. Chúng tôi đã làm việc với Bộ Nội vụ và các bộ liên quan, một mặt phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị đội ngũ giáo viên mầm non chuyên nghiệp đúng người, đúng việc nhưng mặt khác đi kèm chế độ đãi ngộ và chính sách. Đồng thời, điều kiện về trường, lớp rất khó khăn với lớp mầm non.
Câu hỏi của đại biểu Hoa đoàn Nam Định nói giáo dục phổ thông còn điểm này điểm khác. Về cơ bản so với mặt bằng chúng ta phải yên tâm là chất lượng tương đối, nhưng giáo dục đại học có một số trường, một số nhóm ngành tốt chứ không phải tất cả nhưng về cơ bản chất lượng giáo dục đại học thấp và không đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nhất là cuộc cách mạng 4.0. Nguyên nhân có nhiều nhưng trong đó có những nguyên nhân thuộc ngành. Trước hết, đó là chương trình đào tạo chưa thực sự sát với thị trường, vẫn còn chủ yếu là do thầy cô xây dựng chương trình dựa trên hiểu biết và dựa trên tính toán chứ chưa phải nghiên cứu xây dựng chương trình theo đúng yêu cầu, căn cứ từ thực tiễn và điều kiện đảm bảo chất lượng. Giáo viên, cơ sở chật vất, tài chính cũng rất nhiều vấn đề. Tôi xin báo cáo thêm là so sánh các nước mà chúng tôi nghiên cứu, đối với các trường đại học nhìn chung tỷ lệ tiến sĩ trên tổng giảng viên rất cao, cỡ 40 đến 50 thậm chí có những nước 70. Còn của ta đến giờ chưa được 23% trên toàn ngành, rất thấp.
Thứ hai là về cơ sở vật chất phần lớn trồng đại học chưa đủ điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đào tạo chất lượng cao và nghiên cứu. Về tài chính mặc dù rất cố gắng nhưng vẫn thấp. Suất học phí một năm đối với sinh viên bình quân có 630 đôla, trong đó tương tự ngành như vậy ở các nước như Mỹ là 19.000, New Zeland và Úc là 17.000, ngay cả Trung Quốc cũng 3.500. Như vậy, với một chi phí có thể nói là thấp thì chất lượng giáo dục đại học rất khó mong đợi là cao. Tới đây chúng tôi tác động làm sao không bình quân, không dàn trải mà phân loại những trường chất lượng cao, những trường chất lượng vừa phải, thậm chí có thể xem xét sáp nhập, giải thể. Các giải pháp để nâng cao chất lượng liên quan đến tự chủ. Có thể nói tự chủ là một trong những điểm nghẽn làm các trường đại học không phát huy được sự chủ động, sáng tạo, phát huy được nội lực. Điểm nghẽn này đã trình Quốc hội, tới đây Quốc hội cho ý kiến để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, tâm điểm là thực hiện tự chủ của trường đại học.
Hiện nay, so với mặt bằng thế giới chúng ta còn thấp, thể hiện trong xếp hạng Rankings, chúng ta chưa có các trường đại học vào các bảng xếp hạng danh tiếng. Gần đây có 5 trường vào nhóm 400 của xếp hạng châu Á là QS là 2 Đại học Quốc gia, Đại học Bách khoa, Đại học Cần Thơ và Đại học Huế. Có trường đã tiếp cận được nhóm 150 đại học châu Á là Đại học Quốc gia Hà Nội.
Gần đây theo thông tin tôi được biết của 2 Đại học Quốc gia, chúng ta bắt đầu có 2 đại học lọt vào 1.000 trường tốt nhất thế giới, trong đó có trường tiếp cận vị trí 700-800 là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc nhóm 87/194 nước, lãnh thổ có trường đại học lọt vào trong nhóm này. Đây là tín hiệu đáng khích lệ. Tới đây một mặt chúng tôi tăng cường kiểm định để nâng cao chất lượng và lấy kiểm định chất lượng là chính, nhưng đồng thời cũng phải thực hiện xếp hạng để xem các trường với nhau và đặc biệt với quốc tế để chúng ta có lộ trình từng bước. Bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có đề án đầu tư trọng tâm, trọng điểm ở những trường xuất sắc, ngành xuất sắc theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực. Còn các ngành theo định hướng ứng dụng, ngành có chất lượng cao nhưng vào phân khúc thị trường khác nhau sẽ phục vụ theo nhu cầu thị trường. Chúng tôi cũng báo cáo với đại biểu bức tranh giáo dục đại học của chúng ta có những điểm sáng.
Đại biểu Thủy đoàn Thanh Hóa về bệnh thành tích. Bệnh thành tích không phải bây giờ mà từ lâu rồi. Ngành cũng rất cố gắng nói không với bệnh thành tích. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đây là những vấn đề không chỉ dừng lại ở vấn đề về quy định mà còn có những yếu tố về văn hóa, yếu tố về thói quen. Chúng tôi đang rất tích cực để làm sao hạn chế được việc này. Chúng tôi cũng đã có văn bản bỏ rất nhiều các cuộc thi và văn bản hướng dẫn các sở không tính các điểm vào trong thi đua. Gần đây chúng tôi đã chuẩn bị, tới đây thông qua Luật Giáo dục, chúng tôi đưa vấn đề này vào để làm sao kết quả phải phản ánh thật, có nghĩa là hậu kiểm. Những thầy cô nào thực hiện tốt đổi mới sáng tạo, có sản phẩm đích thực thì cơ sở, sở, bộ sẽ ghi nhận biểu dương. Hạn chế đăng ký thi đua, chính đăng ký thi đua mới là gốc gác của vấn đề các thày cô phải có những thành tích ảo. Chúng tôi rất biết những điều này và câu hỏi của đại biểu Thủy là rất chính xác và hiện nay vẫn còn đang phổ biến. Có dấu hiệu giảm nhưng tới đây chúng tôi làm kiên quyết. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt là thi đua phải thiết thực và trong ngành giáo dục phải đi tiên phong. Chúng tôi rất ý thức điều này và đang chỉ đạo quyết liệt để thực hiện.
Ý kiến về đối thoại rất quan trọng, tôi rất ủng hộ ý kiến này. Dân chủ trong trường học nói chung, đặc biệt là khối phổ thông nói riêng thời gian vừa qua thực hiện rất thấp. Mặc dù Trung ương có chỉ đạo về dân chủ, ngành, Chính phủ, Bộ nhưng thực hiện dân chủ không công khai, không minh bạch rất cao, dẫn đến thông tin bị bóp méo và sự lạm dụng đặc biệt của lãnh đạo, giáo viên theo hướng uy quyền rất cao. Chúng tôi đã sửa Thông tư 55 về phụ huynh tăng cường giám sát, tăng cường công khai minh bạch. Gần đây chúng tôi đang sửa chuẩn của hiệu trưởng và chuẩn của giáo viên có một tiêu chí về dân chủ để làm sao việc đối thoại, việc giám sát phải được minh bạch, phát hiện ra ngay từ đầu. Chúng tôi rất nhất trí, chia sẻ đề xuất này, chúng tôi cũng đang thực hiện và chúng tôi tin rằng tới đây sẽ có chuyển biến.
Về ý kiến phát biểu của đại biểu Phong đoàn Bến Tre. Chúng tôi thấy rất đúng. Mặc dù bậc mầm non rất được quan tâm nhưng thời gian vừa qua cũng rất nhiều vấn đề. Chúng ta cũng chia sẻ một điều, chúng ta từ chính sách dân lập và tư thục, sau đó chúng ta chuyển sang công lập. Do đó, sự chuyển rất mạnh dẫn đến chuẩn bị chưa kịp giáo viên, cơ sở vật chất cũng chưa kịp, nhiều các cơ sở mầm non cũng chưa được chu đáo, nhất là chính sách huy động trẻ đến trường, phổ cập mầm non 5 tuổi. Khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển mạnh, chúng ta chưa kịp giám sát đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất và giáo viên dẫn đến việc bạo hành trẻ, chủ yếu xảy ra ở các nhóm trẻ độc lập tư thục.
Với trách nhiệm của người đứng đầu ngành, tôi thấy đây là một vấn đề cần phải giải quyết. Chúng tôi đã khảo sát, tham mưu Chính phủ, vừa rồi có Nghị định 06. Trước đó chúng tôi cũng tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, chống bạo lực cho trẻ. Cho đến nay, hệ thống pháp lý về cơ bản là có, nhưng quan trọng là tổ chức thực hiện.
Nhân dịp hôm nay, tôi cũng rất mong các bộ có liên quan như đồng chí Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu và các địa phương cùng với chúng tôi tăng cường giám sát. Chúng tôi rất mong các hệ thống chính trị như phụ nữ, mặt trận ở các địa phương, đặc biệt là phường, xã, nơi thường có các nhóm trẻ độc lập, tăng cường giám sát để cùng với chúng tôi phòng ngừa. Còn khi đã xảy ra rồi thì đấy là xử lý bất đắc dĩ. Quan điểm của cá nhân tôi, tăng cường phòng ngừa giáo dục học

.....(mất tiếng)...

đội ngũ giáo viên hướng dẫn quy hoạch, chúng tôi nhận trách nhiệm này để làm sao tăng cường việc phòng ngừa hơn việc xử lý. Hỗ trợ thì cũng mong các địa phương, các đồng chí trực tiếp, các đồng chí hỗ trợ điều kiện về cơ sở trường lớp, bố trí giáo viên phải đủ để làm sao không tạo ra áp lực cho giáo viên. Còn nhiều ý kiến khác nhưng do thời gian, tôi xin tiếp thu ý kiến của đại biểu Đặng Thuần Phong, đoàn Bến Tre để tiếp tục làm tốt hơn.

Nguyễn Bá Sơn - TP Đà Nẵng
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp
Kính thưa Bộ trưởng
Trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Phương Hoa, Bộ trưởng đã cho biết rất nhiều nội dung liên quan đến các trường, các ngành đại học đạt chất lượng cao và tương đối cao. Tuy nhiên, đối với các trường đại học kém hiệu quả, các khoa, ngành kém hiệu quả, thậm chí có trường trong nhiều năm không chiêu sinh đủ số lượng sinh viên để tiến hành giảng dạy, vấn đề này theo Bộ trưởng sẽ giải quyết như thế nào. Nhân đây, liên quan đến làng đại học Đà Nẵng, xin Bộ trưởng khẳng định cho nhân dân Quảng Nam và Đà Nẵng rằng dự án làng đại học Đà Nẵng bao giờ thì có thể triển khai được, hơn 22 năm rồi dân trong vùng dự án rất khó khăn. Xin cảm ơn.

Nguyễn Thanh Hải - Tiền Giang
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp
Kính thưa Bộ trưởng
Tôi xin gửi tới Bộ trưởng một số vấn đề sau:
Hiện nay, trong xã hội đang phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng, phụ nữ cũng tham gia lao động ngoài xã hội để góp phần ổn định đời sống gia đình. Nỗi băn khoăn lớn nhất, không riêng gì các chị em mà của toàn xã hội đó là nơi giữ con em được an toàn, nhất là trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục mầm non công lập chỉ nhận trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên, bởi khi được 5 tuổi thì chúng được hưởng chính sách phổ cập mầm non. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề trên.
Hiện nay, còn nhiều giảng viên dạy chay, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục đại học. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, rất cần đội ngũ giảng viên giỏi cả lý luận khoa học và thực tiễn, Bộ trưởng có giải pháp, chính sách gì để giảng viên có thể tiếp cận thực tiễn, cập nhật yêu cầu thực tiễn xã hội và tiếp cận khoa học, công nghệ của thế giới một cách nhanh chóng nhất. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Nguyễn Sỹ Cương - Ninh Thuận
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp
Kính thưa Bộ trưởng
Tôi xin chất vấn Bộ trưởng hai vấn đề sau:
Thứ nhất, vấn đề chuẩn giả trong giáo dục, trường đạt chuẩn, giáo viên đạt chuẩn nhưng thực chất thì không. Các địa phương thì cứ công nhận rồi cho nợ tiêu chuẩn, bộ có biết việc này không và đã xử lý trường hợp nào chưa, bao giờ thì có thể chấm dứt được tình trạng này.
Thứ hai, một hiện tượng không hiếm nhiều năm nay, để nhằm mục đích thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, có rất nhiều các cháu bỏ không học các môn không thi mà chỉ học những môn thi thôi, nhưng để đủ điều kiện để được thi thì phụ huynh đến gặp thầy cô để nộp tiền, tôi dùng từ "nộp" ở trong này là trong nháy nháy, bởi vì tôi không biết dùng từ gì hay hơn để được công nhận đạt các môn không học. Theo Bộ trưởng làm thế nào để loại bỏ hiện tượng tiêu cực này, xin cảm ơn Bộ trưởng.

Nguyễn Lân Hiếu - An Giang
Kính thưa Bộ trưởng,
Bộ trưởng vừa khẳng định sẽ thực hiện theo chủ trương của Đảng trong định hướng phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng về chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Bộ trưởng cũng vừa thống nhất quan điểm để đại học tự chủ, để nâng cao năng lực cạnh tranh. Vậy tôi không thấy Bộ trưởng nói đến lộ trình cụ thể để đại học có thể tự chủ hoàn toàn. Tôi xin hỏi ý kiến Bộ trưởng trong việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học không còn bộ chủ quản, quản lý nhà nước lúc này chỉ tập trung vào việc hoạch định chiến lược và giám sát hoạt động. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cảm ơn các đại biểu, tôi xin trả lời ý kiến của đại biểu Sơn.
Thứ nhất, các trường yếu kém và trong một vài năm không tuyển sinh được. Hiện nay chúng ta có khoảng 235 trường đại học không kể công an, quân đội, số trường tư thục 60 và có 5 trường nước ngoài. Trong số các trường tư thục cũng có nhiều trường tốt nhưng cũng có không ít trường khi thành lập thế nhưng khi điều kiện để được đào tạo lại nợ và sau một thời gian bộc lộ năng lực đào tạo kém, học sinh bây giờ không vào và dẫn đến tình trạng khó tuyển sinh. Chúng tôi đã có rà soát kiểm tra, tháng vừa rồi chúng tôi đi rà soát trong 60 trường đã có 25 trường kết quả báo cáo và đã xử lý ngay những trường kém, yếu và tuyên bố giám sát chỉ tiêu tuyển sinh. Tới đây trong lộ trình quy hoạch những trường yếu kém không đạt chuẩn của trường đại học mà theo Thủ tướng quy định thì có lộ trình 2 năm hoặc 3 năm, 5 năm mà không đáp ứng được thì phải sáp nhập, giải thể chứ không tồn tại mà đào tạo ra sản phẩm kém và không đào tạo được. Những trường yếu kém, những ngành yếu kém bằng công khai điều kiện đảm bảo chất lượng thì sẽ phải rút lui, đóng cửa hoặc giải thể.
Còn đối với Đà Nẵng, đây là một rong những đại học cùng với hai đại học quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế vừa qua Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến việc phát triển diện và điểm, đặc biệt những trường nằm trong chủ trương tạo ra những trọng điểm động lực cho phát triển về khoa học, công nghệ của đất nước trong vùng thì đã đi kiểm tra. Đúng quả thật có những đại học, ví dụ Đại học Đà Nẵng 20 năm quy hoạch rồi nhưng vẫn để đấy, có nhiều lý do, trong đó có một lý do về thiếu vốn. Tôi cho rằng với trách nhiệm của ngành thì vai trò chủ động của bộ trong chỉ đạo và vai trò chủ động của lãnh đạo nhà trường chưa phải thực sự quan tâm đúng mức, chưa phải có những giải pháp căn cơ để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết vấn đề này và chúng tôi đã chỉ đạo các trường và Đại học Đà Nẵng đã báo cáo và chúng tôi đang cho thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong nay mai.
Trước hết, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ưu tiên giải phóng mặt bằng quy hoạch và phối hợp giữa các nguồn vốn để xây dựng nhà trường, có lộ trình và đảm bảo hướng chất lượng. Đây là một hướng, chúng tôi đang chỉ đạo và có một phần phải tham gia về các nguồn lực để phát triển Đại học Đà Nẵng. Trước mắt, chúng tôi đang đề nghị thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam cùng với bộ để giải phóng mặt bằng và chúng tôi chỉ đạo trường Đại học Đà Nẵng phải rà soát quy hoạch để làm sao trường đại học thực sự có tầm nhìn, không chỉ là vùng mà trường đó phải tiến tới khu vực và quốc tế.
Ý kiến của đại biểu Thanh Hải ở Tiền Giang, đúng là có thật vì các cơ sở giáo dục mầm non muốn nhận trẻ từ 24 tháng trở lên, lúc đó là các cháu miệng ăn, chân chạy, dễ chăm sóc, ít mạo hiểm còn 3 tháng thì rất khó. Do vậy, chúng tôi rất quan tâm đến đối tượng này, nhất là khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện nay 16 tỉnh có khu công nghiệp, khu chế xuất hơn 50 nghìn. Số phụ nữ được chế độ thai sản 6 tháng, nhưng có nhiều công nhân chỉ nghỉ 3 tháng. Vậy 3 tháng nữa thì ai trông. Do vậy, chúng tôi đang rất quan tâm, tới đây tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những chính sách và vừa rồi có 06 để hỗ trợ cho các nhóm nhà trẻ tư thực. Chúng tôi đã chỉnh sửa điều lệ về trường mầm non mới ban hành tuần trước để làm sao các nhóm trẻ, nhà trẻ độc lập đảm bảo có đủ điều kiện. Chúng tôi tiếp thu để làm sao công tác chăm sóc cho các đối tượng đặc biệt khó khăn, nhất là từ 3 tháng tuổi theo luật quy định hiện hành để đảm bảo hạn chế mức nhỏ nhất những việc xảy ra đáng tiếc như vừa qua. Chúng tôi xin được nêu như vậy.
Đại biểu có nói giáo viên dạy chay, trong một số trường hợp về khoa học, công nghệ thì họ cũng có các phòng lab, nhưng nhìn chung giáo viên của ta đặc biệt là giáo viên được đào tạo ở nước ngoài kiến thức và tâm huyết rất cao. Tuy nhiên, điều kiện để thực hiện và tham gia quá trình nghiên cứu khoa học kết nối giữa trường đại học với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình và kết hợp nghiên cứu. Điều kiện hỗ trợ nghiên cứu cơ chế đã được thay đổi nhưng chưa theo kịp. Hiện tượng nhiều người tài nhưng thiếu môi trường để phát huy.
Trong ngành chúng tôi thấy có trách nhiệm với học sinh là chưa tạo môi trường thực sự là thu hút người tài, đây là trách nhiệm lớn trong chỉ đạo của ngành cũng như vai trò của các hiệu trưởng trường đại học. Tới đây chúng tôi phải làm rất mạnh, nếu không đổi mới môi trường sẽ khó thu hút. Đặc biệt chúng tôi đã có hướng dẫn về chuẩn giảng viên, đã là giảng viên đại học phải có nghiên cứu, trong đó khuyến khích nghiên cứu công bố quốc tế. Như vậy mới nâng cao chất lượng và gắn với thực tiễn, thậm chí ở nhiều nước tiêu chí mang được đề tài từ bên ngoài về đó là tiêu chí tốt của giáo sư, giảng viên. Chúng ta đang tiếp cận hướng này để làm sao các thầy cô kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đây là yếu tố căn cốt để nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng tôi tiếp thu để tiếp tục cùng các trường nâng cao chất lượng giảng viên.
Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương giao Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh xây dựng đề án nâng cao chất lượng giảng viên đại học. Cố gắng dự kiến phấn đấu đến năm 2025 ít nhất tỷ lệ đào tạo từ tiến sỹ trên tổng số giảng viên đại học phải 25% và tiến tới 35% ở các trường lớn và theo hướng trách nhiệm các trường đại học phải chủ động, còn nhà nước hỗ trợ về chính sách và học bổng chứ không làm thay, không đi đào tạo đưa về mà để các trường đại học phải tự làm.
Ý kiến của đại biểu Sỹ Cương, đây là có thật. 19 chỉ tiêu về nông thôn mới thì có 2 tiêu chí về giáo dục, trong đó một tiêu chí về cơ sở vật chất. Một số địa phương muốn được nông thôn mới rồi xin được nợ chuẩn và đề nghị các đồng chí lãnh đạo địa phương phân cấp không được công nhận cho nợ. Một số địa phương nói rằng đã có kế hoạch sớm khắc phục. Chúng tôi với trách nhiệm đầu ngành chuẩn chất lượng phải đảm bảo chứ không nợ chuẩn. Tới đây chúng tôi tiếp tục làm mạnh hơn và tích hợp hai thông tư là kiểm định chất lượng trong phổ thông và chuẩn quốc gia thành một để tiện giám sát, theo dõi. Như vậy, không có việc nợ chuẩn để đạt chỉ tiêu nông thôn mới, chúng tôi đã làm việc đó.
Ý kiến về một số học sinh bỏ không học các môn không thi để thi là có thật. Tất nhiên thống kê cũng chưa biết là bao nhiêu nhưng có hiện tượng học tủ học lệch, nhất là các trường chuyên, bố mẹ cũng muốn tập trung thời gian cho con học những môn được thi, đỗ đạt, còn những môn khác xem nhẹ. Chúng tôi không đồng ý với việc này và thậm chí cấm, vì giáo dục phổ thông là giáo dục toàn diện, đức, trí, thể, mỹ. Và phải chú trọng đến những môn liên quan đến phát triển con người, có nghĩa là dạy làm người, chứ không phải đi thuần túy kiến thức để thi. Chúng tôi kiên quyết phản đối và sẽ tiếp tục tăng cường vai trò giám sát và cũng mong các địa phương và các trường cùng với chúng tôi thực hiện nghiêm việc này để làm sao các cháu được học một cách toàn diện chứ không phải là học để đi thi.
Ý kiến của đại biểu Lân Hiếu đoàn An Giang, chủ trương về tự chủ cũng không còn mới và hiện nay Đảng và Chính phủ đã chịu nhưng chúng tôi đã có lộ trình. Năm 2014 Chính phủ đã có Nghị quyết 77 để thí điểm 23 trường được tự chủ. 23 trường chúng tôi tổng kết lại về cơ bản kết quả rất tốt. Tiếp tục kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ tiếp tục và lần này rộng hơn bằng nghị định tự chủ và tới đây chúng tôi sẽ trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để tiếp tục cho các trường này. Đồng thời chúng tôi xin thí điểm mạnh dạn, tiến dần tới một cơ chế các trường đại học công lập phải tự chủ cao hơn, hạn chế việc can thiệp hành chính của các bộ chủ quản. Để làm sao các trường phải được tự chủ, chịu trách nhiệm giải trình về chất lượng trước xã hội và họ được quyền để ra quyết định thuộc phạm vi thẩm quyền. Chúng tôi đã chọn 3 trường và đã đề nghị xin chủ trương, tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục và mở rộng. Tinh thần của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là phải làm chắc chắn nhưng mạnh dạn chứ không có đợi chờ, vì xu hướng tự chủ đang rất cần.
Đó là ý kiến của đại biểu Lân Hiếu và chúng tôi cũng rất mong trong thời gian tới tiếp tục được các đại biểu, đặc biệt là những đại biểu trong ngành giáo dục tiếp tục góp ý để lộ trình thực hiện tự chủ chắc chắn và hiệu quả. Xin hết.

Nguyễn Sỹ Cương - Ninh Thuận
Cám ơn Bộ trưởng đã trả lời câu hỏi của tôi, thực ra vấn đề chuẩn trong giáo dục không chỉ là vấn đề nông thôn mới, không gắn với nông thôn mới. Không ở đâu xa từ hội trường này đi ra 5-7 phút là tới, nếu Bộ trưởng có điều kiện tôi mời bộ trưởng đi. Trường đạt chuẩn quốc gia không có gì là chuẩn. Sân trường để tập trung các cháu, mỗi lần tập trung mời mỗi lớp 5 cháu xuống. Hai là trường trung học cơ sở nhưng bàn ghế của tiểu học, đến khi các gia đình chịu không nổi tự bỏ tiền ra mua, bây giờ hỏng lại gọi phụ huynh đến mang đi sửa. Tôi rất buồn khi chuẩn giáo dục mình đặt ra, Thông tư 42 Bộ trưởng có nhắc đến vừa rồi nhưng không được thực hiện. Vấn đề này tôi đã kiến nghị lên Bộ Giáo dục rồi nhưng không giải quyết được.
Thứ hai là vấn đề các cháu bỏ học môn không thi, Bộ trưởng mới trả lời được một vế. Vế thứ hai tôi rất lấy làm tiếc vì nó không chỉ liên quan đến chất lượng giáo dục mà liên quan đến vấn đề đạo đức mà các phụ huynh phải làm, các đại biểu Quốc hội nhắc đến trong kỳ họp này rất nhiều là vấn đề đạo đức xã hội. Bố mẹ học sinh phải nộp tiền cho các cháu để đạt tiêu chuẩn để được thi, nhưng bản thân các cháu nghĩ gì, nghĩ về thày cô như thế nào. Tôi nghĩ đó là vấn đề cần quan tâm hơn nữa. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Đặng Hoàng Tuấn - Long An
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin hỏi Bộ trưởng như sau:
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, tuy nhiên tôi có cảm giác giáo dục thường xuyên, giáo dục cho người lớn chưa được quan tâm đúng mức. Với vai trò trách nhiệm là người đứng đầu của ngành giáo dục, xin Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì để thúc đẩy việc học của người lớn được thường xuyên trong thời gian tới.
Một vấn đề nữa, trong thời gian qua, trong khi đa số các thầy cô giáo là những tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo thì cũng xảy ra một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo như cô giáo Trâm, cô giáo đánh học sinh, cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau gây bức xúc trong dư luận xã hội. Phải chăng thầy cô giáo ngày nay đang phải chịu quá nhiều áp lực. Xin hỏi Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới. Xin cảm ơn Quốc hội và Bộ trưởng.

Nguyễn Mai Bộ - An Giang
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Bộ trưởng vừa rồi có đưa ra một nhận xét là tỷ lệ tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư trên số người học là cao. Tôi đề nghị Bộ trưởng đánh giá lại, thực chất cao ở đây là để chúng ta tăng chỉ tiêu tuyển sinh và đương nhiên tăng chỉ tiêu tuyển sinh có nghĩa là thu được nhiều học phí, nhưng có nhiều tiến sĩ được ghi danh là giáo viên thỉnh giảng của nhiều cơ sở đào tạo nhưng thực chất là không được mời giảng, nhiều giáo viên cơ hữu của cơ sở đó lại cùng một lúc hướng dẫn quá nhiều học viên trên mức quy định Bộ cho phép. Vậy, đề nghị Bộ trưởng đánh giá lại tỷ lệ thực chất số tiến sĩ giáo sư trên số lượng người học là bao nhiêu và Bộ trưởng có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này. Xin hết.

Phạm Đình Cúc - Bà Rịa - Vũng Tàu
Kính thưa Quốc hội
Kính thưa Bộ trưởng
Tôi xin chuyển đến Bộ trưởng câu hỏi như sau: Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Bộ trưởng có phát biểu: "Sinh viên ra trường không có việc làm, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về chất lượng giáo dục. Với tư cách Bộ trưởng, tôi rất trăn trở và chịu trách nhiệm, tới đây tôi sẽ đột phá vấn đề này, phân loại các trường đại học và xiết chặt quản lý chất lượng đào tạo.". Đề nghị Bộ trưởng cho biết, hiện giờ Bộ trưởng đã thực hiện lời hứa của mình như thế nào? Triển khai đột phá những gì, siết chặt ra sao? Trách nhiệm của Bộ trưởng trong thời gian tới tập trung vào những vấn đề nào để nâng cao chất lượng giáo dục?
Câu hỏi 2: Chất lượng đầu vào sư phạm là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng giáo dục nước nhà nói chung. Tuy nhiên mùa tuyển sinh năm 2017 lần đầu tiên xảy ra tình trạng 3 điểm một môn có thể vào sư phạm. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp của Bộ trưởng trong thời gian tới? Xin hết, xin cảm ơn Bộ trưởng.

Đàng Thị Mỹ Hương - Ninh Thuận
Kính thưa Chủ tọa,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin tranh luận với trả lời của Bộ trưởng về phân luồng học sinh học nghề sau trung học cơ sở. Thật sự tôi rất lo lắng và băn khoăn về việc này vì theo mục tiêu giáo dục của trung học cơ sở thì mới chỉ là giáo dục cơ bản thì liệu các em có đủ ý thức, năng lực phù hợp và đặc biệt đủ đam mê với nghề mình chọn thật sự hay không? Liệu có ổn về chất lượng lao động để góp phần làm tăng năng suất lao động như Bộ trưởng đã nêu hay không và liệu có đáp ứng với nhu cầu về trình độ lao động của thị trường lao động có đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động hay không.
Xin báo cáo với Bộ trưởng, thực trạng thị trường lao động và đa số người sử dụng lao động luôn yêu cầu về chất lượng và trình độ của người lao động. Khi xem báo tôi tìm đến mục giới thiệu việc làm, tôi thấy đa số đều yêu cầu phải tốt nghiệp trung học phổ thông, ít có yêu cầu tốt nghiệp trung học cơ sở. Trước diễn đàn của Quốc hội, với cử tri ngày hôm nay, rất mong Bộ trưởng làm rõ thêm cơ hội việc làm, khi phân luồng học sinh học nghề để tạo thêm niềm tin, động lực cho học sinh và cho gia đình học sinh và xã hội. Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Câu hỏi của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, tôi xin trả lời như sau:
Chuẩn nông thôn mới là một phần còn nhiều chuẩn khác về trường, ví dụ sĩ số quá đông, sân chơi, bãi tập, ngay thành phố Hà Nội cũng có rất nhiều các trường chưa đạt chuẩn bởi vì sĩ số quá đông. Ở đây chúng tôi muốn nêu là trong quá trình thực hiện công nhận về chuẩn nông thôn mới thì đâu đó có những trường, có những địa phương nợ các chuẩn này. Chúng tôi thấy đây là một việc có thật, chúng tôi đã chỉ đạo, có văn bản đầu năm và tới đây chúng tôi tiếp tục làm nữa để làm sao cùng với các địa phương và mong các địa phương lưu ý vấn đề này để chúng ta không chấp nhận trường hợp chuẩn cũng không bị bệnh thành tích.
Điểm tiếp theo liên quan đến đạo đức thì đúng, không phải chỉ học lệch, học tủ mà đạo đức không chỉ liên quan tới học sinh thấy việc đó, ngay từ đầu các phụ huynh đã có hoạt động vô tình làm cho con em của mình thấy được việc đó là không đúng nhưng vẫn được tồn tại. Nhân đây, tôi cũng rất mong các quý vị phụ huynh nếu như có trường hợp này, cùng với ngành giáo dục, trường để chúng ta không có những hoạt động này vì trường không thể chủ động làm được mà phối hợp với các phụ huynh cùng có giải pháp để hạn chế, ngăn chặn việc này.
Về ý kiến của đại biểu Tuấn, đúng là giáo dục thường xuyên hay gần đây gọi là giáo dục người lớn. Đây là một bậc học hết sức quan trọng, một tài nguyên được tái tạo thông qua bồi dưỡng, cập nhật, tạo nên một sức mạnh rất lớn. Trong thời đại khoa học công nghệ 4.0 này, không ai nói tài được, thậm chí cả giáo sư, tiến sĩ vẫn phải học chứ không phải cứ xong tiến sĩ là hết học mà xu hướng học phải thường xuyên để cập nhật kiến thức. với quan niệm như thế này, nhìn vào thực tế vừa qua, tuy đã cố gắng nhưng chưa làm được, vẫn nhìn theo truyền thống, học theo hướng bổ túc những gì chưa biết, chưa đào tạo bao giờ. Bây giờ, chúng tôi đã thực hiện đề án xã hội học tập, dòng họ học tập mà trong đó có 7 phân nhánh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện. Chúng tôi phối hợp gần đây rất tốt với Hội Khuyến học để xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.
Giải pháp trước hết, chúng tôi xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho ý kiến để sửa một số điều của Luật Giáo dục, trong đó pháp điển về vai trò của giáo dục thường xuyên, trong đó thiết chế của giáo dục thường xuyên cũng phải khác. Thiết chế không phải chỉ những trung tâm giáo dục thường xuyên mà thiết chế rất quan trọng, đó chính là các cơ sở đào tạo bậc cao, cao đẳng, đại học, phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người học, đặc biệt là cựu sinh viên tiếp cận với công nghệ mới, tiếp cận với điều kiện mới. Đây vừa là trách nhiệm, đồng thời là quyền lợi của các cơ sở giáo dục đào tạo. Đây là giải pháp rất căn cơ. Chúng tôi đã cùng với Hội khuyến học đã phát triển các chi hội và phát động các trường đại học phải có trách nhiệm và đồng thời cơ hội để tạo điều kiện cho các cựu học sinh nâng cao, cập nhật các kiến thức thông qua các phương thức khác nhau.
Ý kiến cô giáo, thực sự bên cạnh rất nhiều những cái làm được, bên cạnh rất nhiều các thày cô ngày đêm đam mê, yêu nghề, mến trẻ cũng xuất hiện một số các thầy cô. Tuy không phải phổ biến, cá thể, nhưng ảnh hưởng rất ghê gớm không chỉ đến ngành giáo dục mà đến thuần phong mỹ tục, đến tôn sư trọng đạo, một truyền thống rất quý của dân tộc. Đứng trước một hiện tượng này, chúng tôi thực sự với trách nhiệm là ngành thì thấy đây là một thiếu sót rất lớn. Nguyên nhân có nhiều, từ xã hội, từ gia đình, từ bản thân nhưng trong đó có trách nhiệm từ trong ngành, đó là khâu đào tạo, bồi dưỡng, kiểm soát, kiểm chọn trong một số trường hợp cũng chưa đến nơi đến chốn, chưa thường xuyên. Dẫn đến một số thầy cô không đủ năng lực, kém về phẩm chất và bộc phát.
Báo cáo Quốc hội, số báo chí đưa lên cũng chưa phải là hết. Còn trong thực tế chắc chắn còn nhiều nhưng với phản ứng, với cái lên án, với những hành vi, thậm chí có những hành vi tôi đã từng nói là phi nhân tính, hành hạ trẻ cũng có tác động rất mạnh đến những thầy cô không đủ phẩm chất, năng lực. Cũng là một cảnh tỉnh rất lớn đối với ngành, đối với hiệu trưởng các trường, trách nhiệm của hiệu trưởng các trường rất cao. Để cho một cô giáo đến hàng học kỳ không nói gì vẫn đứng lớp, trước hết phải là Hội đồng sư phạm, thầy hiệu trưởng trách nhiệm ở đâu. Có những cô có những biểu hiện đại biểu vừa nêu xưa nay chưa từng có. Vấn đề đó một phần như nguyên nhân tôi vừa nêu, nhưng một phần nữa cũng về áp lực, gần đây cộng đồng giáo viên áp lực rất lớn cả vật chất và tinh thần, tôi vẫn luôn động viên. Những việc gì đúng, tốt về cơ bản thì chúng ta vẫn phát huy, xã hội vẫn đánh giá và như đồng chí Tổng Bí thư cũng đã có ý trong báo chí đã nêu, số đó là cá thể, nhỏ, không thể vì những việc nhỏ, thiểu số mà đánh đồng tất cả ngành. Chúng ta phải vững vàng nhưng kiên quyết, phải loại những trường hợp "con sâu làm giầu nồi canh".
Trách nhiệm trong ngành, chúng tôi phải có giải pháp, trước hết phải nằm trong khâu đào tạo. Chương trình đào tạo về giáo viên, trong đó chú trọng đến đạo đức và ngay môn đạo đức để dạy cho học sinh ngay chương trình phổ thông này cũng phải đưa vào, nhấn mạnh vào. Chúng tôi ý thức điều này cho nên năm ngoái thi trung học phổ thông quốc gia chúng tôi có đề nghị đưa môn giáo dục công dân vào, trước đó gần như không ai để ý. Khi đưa vào bắt buộc học sinh vào rất đông, đó là tín hiệu mừng. Vì văn hóa của chúng ta cũng như nhiều nước, khi có thi sẽ quan tâm đến học hơn, sau đó rất nhiều thầy cô dạy giáo dục công dân, đạo đức và học sinh thấy có rất nhiều thứ đáng ra phải được biết nhưng không để ý, đến khi phải thi mới nhận thấy, mới ngộ ra là tốt. Tôi cho đó là tín hiệu tốt. Tới đây trong chương trình giáo dục phổ thông mới chúng tôi nhấn mạnh về giáo dục đạo đức, cả về thời lượng, nội dung và nhấn mạnh đến dạy làm người. Môn đạo đức và giáo dục công dân được coi trọng, đặc biệt là đào tạo đội ngũ giáo viên sư phạm, gốc của vấn đề như vậy. Bên cạnh đó, còn nhiều chính sách, chế độ của các ngành khác, nhưng với trách nhiệm của ngành trước hết tôi nhận trách nhiệm trong việc phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng, số lượng và tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chế độ đãi ngộ để làm sao các thầy cô yên tâm với nhiệm vụ của mình.
Ý kiến của đại biểu Bộ chúng tôi sẽ có văn bản có số liệu cụ thể. Tôi xin nói ngắn gọn tỷ lệ tiến sĩ trên tổng số giảng viên so với các nước. Mặc dù đây không phải là chỉ số số 1 nhưng rất quan trọng. Dạy đại học mà trình độ cao thì chất lượng phải tốt hơn. Ở đây tôi muốn nói tỷ lệ giáo viên trên học sinh thông thường ở các nước, như Nhật Bản hay các nước xung quanh là Singapo hay Malaysia thì tỷ lệ học sinh trên giáo viên dao động ở mức 10, 12,5, 13/giáo viên, giảng viên. Ở ta hiện nay bình quân là 24, như vậy quá đông, 1 thầy cô mà giảng lớp quá đông chắc chắn chất lượng thấp. Nhưng có một yếu tố có thật là có nhiều thầy cô đứng tên mấy trường.
Vừa rồi chúng tôi có giải pháp dùng phần mềm để công khai danh tính thầy cô, tránh trường hợp 1 thầy cô dạy nhiều lớp. Tới đây chúng tôi sẽ công khai và giám sát qua phần mềm thì không lận được như hồ sơ giấy. Chúng tôi làm rất mạnh việc này, bằng công nghệ sẽ khắc phục được sự không trung thực trong vấn đề khai tăng quy mô. Chúng tôi cũng siết chặt về điều kiện đảm bảo chất lượng để giảm chỉ tiêu.
Kỳ họp trước tôi đã trả lời Quốc hội, trước hết là phân loại các trường. Qua thực tế vừa rồi chúng tôi thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao rà soát về quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học sư phạm. Trong quy hoạch này chúng tôi xây dựng các chuẩn trường và bắt đầu đã phân loại được là những trường không đảm bảo chất lượng, chất lượng kém, tới đây chúng tôi trình Thủ tướng Chính phủ là những trường này phải có lộ trình để nâng cao và không nâng cao được thì phải có phương án sáp nhập, chia tách chứ không kéo dài tình trạng nợ chọn chất lượng thì hướng đó chúng tôi đã làm rồi và siết chặt chất lượng.
Trước hết tôi chỉ đạo ban hành một số thông tư, trong đó có thông tư về siết chặt đào tạo tiến sỹ, càng bậc cao thì càng phải siết chặt trước. Đối với tiến sỹ bây giờ chuẩn cao hơn nhiều, thêm một năm học chuyên và nghiên cứu sinh phải có bài đăng quốc tế, đây là một chỉ số lúc đầu thì nhiều người cũng phản ứng sau đó cũng chấp nhận chúng ta từng bước. Đây là một hoạt động, còn ngoài ra các hoạt động khác, các chương trình đào tạo thì chúng tôi cũng yêu cầu phải gắn với thị trường. Khâu đột phá thì chúng tôi nhấn mạnh và tự chủ đại học, phát huy thí điểm 23 trường, tới đây chúng tôi tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ là ban hành nghị định về tự chủ đại học và thí điểm 3 trường tự chủ cao và nhiều trường khác, chúng tôi nghĩ đấy là những bước đi, tất nhiên chưa thể nhanh được nhưng có những bước đi chúng tôi thấy đúng hướng và từng bước. Qua đây cũng mong các quý vị đại biểu, cử tri ủng hộ cho chủ trương tự chủ đại học.
Giải pháp để nâng cao chất lượng thì có nhiều, trước hết đó là năng lực quản trị nhà trường của các trường, trong đó về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, về chương trình và chương trình rất quan trọng và về phương thức tổ chức quản lý, quản trị và nhà nước, cụ thể các bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào bộ máy nhà nước, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chuẩn quy chuẩn và tăng cường giám sát, kiểm tra.
Còn công tác hoạt động nhà trường đấy là quản trị, trách nhiệm của Hội đồng trường và trường, tới đây chúng tôi tăng cường vai trò Hội đồng trường cho thực chất, chứ hiện nay về cơ bản vẫn không thực quyền thì những hạn chế này sẽ được khắc phục trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội.
Về ý kiến của đại biểu Hương ở Ninh Thuận, đúng là một vấn đề nhưng tôi xin thưa là các em học sinh cơ sở, trung học cơ sở hiện nay họ rất thông minh ngoài kiến thức các thầy, cô đem lại thì các em còn rất nhiều các kênh để nắm kiến thức qua mạng, qua xã hội. Do vậy các thầy, các cô cũng phải chuyển đổi rất mạnh. Ngày xưa thầy biết gì truyền cho trò, nhưng bây giờ thậm chí học trò biết rồi mới đi học thầy, rất khác, nhờ cuộc cách mạng 4.0 người học tiếp cận với kiến thức thông tin rất nhiều và thị trường, tuy nhiên phải có định hướng. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới chúng tôi đưa vào với tính chất lồng ghép và có hướng dẫn để làm sao học sinh biết và tạo sự đam mê. Bây giờ học sinh rất đam mê với khoa học, công nghệ để tạo ra một hoài bão, nếu không tạo ra hoài bão cho các cháu còn nhỏ thì các cháu rất khó có động lực. Tôi muốn nhấn mạnh là muốn tạo động lực cho giáo dục thì không phải bằng hành chính mà bằng những thông tin, môi trường thì các cháu tiếp cận vào rất tốt. Đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông, chúng tôi đã trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành khung hệ thống giáo dục quốc dân tạo sự linh hoạt nên các cháu vào học nghề xong chuyển sang có thể học bước tiếp theo là cao đẳng hay đại học rất thuận lợi. Đấy là những biện pháp, chúng tôi đã chuẩn bị và tới đây tiếp tục để làm sao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phải được quan tâm ngay từ thời phổ thông. Xin hết ý kiến.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Thưa Quốc hội,
Còn 9 đại biểu đăng ký chờ tranh luận sẽ được mời theo thứ tự đăng ký và 65 đại biểu chờ chất vấn. Tôi đề nghị Bộ trưởng về nghiên cứu, rà soát lại để có báo cáo rõ hơn câu hỏi của đại biểu Nguyễn Mai Bộ về tỷ lệ thực của tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư trên số lượng người học.
Về xuống cấp đạo đức của giáo viên, có thể nói vừa qua dư luận rất bức xúc. Đó là những trường hợp cá biệt, không phải là phổ biến, chúng ta đừng nhìn vào đó để đánh giá rằng các thế hệ nhà giáo của chúng ta xuống cấp đạo đức, rất cá biệt chỗ này, chỗ nọ nhưng ở đây đại biểu Quốc hội muốn nói là trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ sở giáo dục, từ mầm non cho tới tiểu học, trung học cơ sở bị như thế mà có biết hay không, cho tới khi báo chí dư luận xã hội lên tiếng thì mới bắt đầu đi vào để làm rõ. Ở đây đại biểu Quốc hội mong muốn ngành giáo dục, các địa phương, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, chứ không phải chỉ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường mầm non có địa chỉ cụ thể, trường tiểu học, trung học cơ sở cũng có địa chỉ cụ thể, ở đó có cộng đồng dân cư, có chính quyền, các ban, ngành đoàn thể mà để xảy ra như thế, hiệu trưởng, giáo viên, chính quyền địa phương ở đó có biết hay không? Cho tới khi các phương tiện truyền thông lên tiếng thì chúng ta mới biết và đi vào xử lý. Ở đây trách nhiệm của một cộng đồng xã hội, của hệ thống chứ không phải chỉ trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau giải lao chúng ta sẽ tiếp tục. Đại biểu Hoàng Đức Thắng chuẩn bị tranh luận sau giải lao. Xin mời đại biểu nghỉ 20 phút.

(Quốc hội nghỉ giải lao)

Hoàng Đức Thắng - Quảng Trị
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi thấy trong trả lời của Bộ trưởng về bệnh thành tích trong giáo dục, Bộ trưởng cho rằng do đăng kí thi đua của các thầy cô giáo. Tôi thấy việc trả lời như vậy là không thỏa đáng. Thứ nhất, sẽ mâu thuẫn với các quy định về tổ chức thực hiện Luật Thi đua khen thưởng. Thứ hai, việc đăng ký thi đua của các thầy cô giáo là cần thiết, bởi vì, qua các thầy cô giáo công khai mục tiêu phấn đấu của mình, cũng để cho Hội đồng thi đua của các nhà trường biết quan tâm, tạo điều kiện và đồng thời cũng giám sát quá trình thực hiện danh hiệu thi đua của các thầy cô giáo và cũng là cơ sở để xem xét, đánh giá danh hiệu thi đua. Tại sao mình lại nói là vì đăng ký danh hiệu thi đua mà sinh ra bệnh thành tích trong giáo dục? Tôi cho rằng cách tiếp cận như vậy đề nghị Bộ trưởng xem lại để rồi mình có một cách tìm ra nguyên căn của vấn đề bệnh thành tích chứ không thể đổi lỗi cho vấn đề đăng ký thi đua được. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Nguyễn Trường Giang - Đắk Nông
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin gửi Bộ trưởng hai vấn đề.
Vấn đề thứ nhất, chất lượng liên doanh, liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài góp phần cho chất lượng giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Quyết định số 77/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì văn bằng của người Việt Nam được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam công nhận vẫn phải tiến hành thủ tục công nhận đối với từng văn bằng. Xin Bộ trưởng cho biết bộ có kiểm soát được chất lượng trong quá trình đào tạo của các cơ sở này hay không mà phải đi công nhận từng văn bằng sau khi cá nhân được cấp. Cử tri cũng cho rằng, thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài đối với từng loại văn bằng của cá nhân có nguyện vọng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo Quyết định 77 là chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, chưa khuyến khích được các cơ sở giáo dục nước ngoài nâng cao chất lượng. Ý kiến của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Vấn đề thứ hai, di dân không theo kế hoạch khu vực Tây Nguyên là rất lớn, trong đó có Đắk Nông làm cho số lượng học sinh tăng nhanh gây áp lực lớn cho việc thiếu giáo viên cơ sở vật chất. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp trong thời gian tới.

Phạm Đình Cúc - Bà Rịa - Vũng Tàu
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Vừa rồi tôi gửi Bộ trưởng 2 câu hỏi. Thứ nhất là lời hứa của Bộ trưởng và Bộ trưởng triển khai những đột phá gì, Bộ trưởng mới trả lời sơ qua về câu hỏi thứ nhất.
Câu hỏi thứ hai, tôi hỏi Bộ trưởng là chất lượng đầu vào của sư phạm là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục nước nhà nói chung, nhưng Bộ trưởng chưa trả lời câu hỏi thứ hai của tôi. Câu hỏi số 1 Bộ trưởng mới nói sơ qua, chưa thể hiện những đột phá gì cụ thể. Tôi xin hết.

Nguyễn Thị Lan - TP Hà Nội
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin trân trọng gửi đến Bộ trưởng 2 câu hỏi như sau:
Câu thứ nhất, trong thời gian qua thì Việt Nam được coi là một trong những nước nói nhiều nhất đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, tôi có cảm giác là nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có chương trình hành động và giải pháp cụ thể để thích ứng với cuộc cách mạng này. Xin Bộ trưởng cho biết ngành giáo dục đã làm gì và có chính sách gì mới để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.
Câu hỏi thứ hai, gần đây chúng ta rất quan tâm và nói nhiều đến việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học, trong dự thảo luật cũng đề cập nhiều đến kiểm định chất lượng giáo dục và chúng tôi thấy kiểm định chất lượng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học là giải pháp đúng đắn. Tuy nhiên, nếu việc này không được quản lý chặt chẽ thì có thể xảy ra tình trạng một số trường đại học sẽ chạy chứng nhận kiểm định chất lượng để làm đẹp hồ sơ của trường. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp của bộ để kiểm soát việc này như thế nào.

Bùi Thu Hằng - Hoà Bình
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin được gửi tới Bộ trưởng một câu hỏi, sự mở rộng quá mức quy mô đào tạo đại học trong những năm gần đây đã dẫn đến nghịch lý dư thừa nhân lực, nhưng chất lượng nguồn nhân lực, trình độ đại học chưa đáp ứng được với yêu cầu gây lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Cử tri hoài nghi, thiếu niềm tin đối với chất lượng giáo dục đại học hiện nay. Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng đối với tình trạng trên, trong thời gian tới Bộ có giải pháp đột phá nào trong quản lý giáo dục đại học và kiểm định chất lượng giáo dục đại học để nguồn nhân lực đại học thực sự đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ý kiến của đại biểu Thắng đoàn Quảng Trị, tôi xin trả lời đăng ký thi đua là tốt và trong ngành giáo dục có thi đua dạy tốt, học tốt, nhưng ở đây tôi cho rằng thi đua mà không thực chất, thi đua mà để đăng ký các lớp, các môn dẫn đến các thầy cô bị áp lực trong vấn đề thi đua. Ý của tôi muốn nói rằng thi đua không đúng với tinh thần thi đua trong chương trình chỉ đạo của Bộ. Căn cốt của vấn đề thi đua có nhiều, trong đó có một ý công tác về chạy theo bảng điểm, thành tích và muốn cho con cái được bảng điểm to để vào được các chương trình khuyến khích, ví dụ lớp chuyên, trường chọn hay vào các điểm các trường có yêu cầu chất lượng xét kỹ hồ sơ, chúng tôi đã thấy và có chỉ đạo rất nghiêm túc và dần dần khắc phục được vấn đề này.
Ý thứ hai, ý kiến của đại biểu Trường Giang đoàn Đắk Nông, chúng tôi thấy Quyết định 77 của bộ đã cách đây 10 năm không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Vừa qua chúng tôi đã sửa đổi và xin ý kiến các bộ, ngành và tới đây thay đổi Thông tư 77 này, trong đó có công khai, minh bạch bằng hệ thống phần mềm là những trường, những cơ sở giáo dục, đào tạo nào được kiểm định và được hợp pháp thì công khai trên mạng và người học cũng như cơ sở tự xếp vào đấy và bộ công nhận các trường như vậy. Còn những chương trình chưa được kiểm định hoặc có những vấn đề thì lúc ấy bộ sẽ triển khai xếp theo hướng online, theo hướng đó thì sẽ giảm được vấn đề về thủ tục hành chính.
Ý về giáo viên, đúng theo phân công chúng tôi chịu trách nhiệm về phát triển đội ngũ, đặc biệt về chất lượng và căn cứ vào số lượng, chúng tôi đã thấy nhiều vấn đề bất cập từ trong công tác quy hoạch cho đến vấn đề sử dụng cán bộ, việc này chúng tôi phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương để tiến tới sẽ làm tốt hơn. Vừa rồi chúng tôi đã chủ động cùng với các địa phương rà soát nhu cầu, thậm chí từng các bộ môn ở các trường để cung ứng được giữa nhu cầu sử dụng và đào tạo. Chúng tôi đã có một bộ cơ sở dữ liệu về nhu cầu giáo viên, thậm chí các môn học trong 4, 5 năm tới, để chúng tôi có căn cứ chỉ đạo các trường sư phạm, gắn giữa đào tạo với sử dụng. Sâu về những vấn đề về hợp đồng thì Bộ trưởng Lê Minh Tân sẽ có sâu hơn.
Ý kiến của đại biểu Phúc, về chất lượng sư phạm. Năm ngoái có một hiện tượng, vào cao đẳng 3 điểm mới được vào. Còn đối với các trường đại học sư phạm phần lớn trên sàn và điểm sàn là trên 15 điểm. Có nhiều chương trình của các trường đại học sư phạm tốt thì điểm cũng rất cao, khoảng cỡ 20, trên 20 điểm. Đây cũng là vấn đề rất báo động về chất lượng đầu vào của sư phạm. Tôi tán thành với quan điểm của đại biểu, giáo viên sư phạm chất lượng không tốt, ảnh hưởng đến không chỉ đối với chất lượng về giáo dục của sư phạm mà đặc biệt là chất lượng phổ thông và là nền tảng. Chúng tôi năm nay đã rút kinh nghiệm và trên cơ sở đã thống nhất với các trường sư phạm điểm đầu vào phải nâng cao. Xét tuyển đối với đại học sư phạm hồ sơ phải giỏi và cao đẳng phải khá. Tới đây, sau khi kỳ thi chung điểm đầu vào của các trường sư phạm, hiệu trưởng sư phạm sẽ đề xuất và chúng tôi sẽ tính toán để làm sao ngưỡng vào phải đảm bảo chất lượng ngay từ đầu.
Đại biểu Lan đoàn Hà Nội, cuộc cách mạng 4.0, đây là một xu hướng, vừa là cơ hội, vừa thách thức. Chúng tôi đã ý thức được điều này cho nên đối với giáo dục phổ thông chúng tôi đã đưa các chương trình này vào, trong đó có môn công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Hai lĩnh vực về công nghệ thông tin và trong đó sử dụng tiếng Anh mà đưa vào tốt ngay từ bậc phổ thông thì sẽ tạo một đột phá cho nguồn nhân lực trong tương lai. Đặc biệt, gắn với mô hình, phương thức đào tạo giáo dục theo hướng STEM, gắn giữa khoa học toán với công nghệ. Hiện nay, đây là một xu hướng học sinh cũng rất quan tâm và các doanh nghiệp cũng rất quan tâm.
Đối với đại học chúng tôi đã có văn bản hướng dẫn các trường đại học. Trước hết phải nâng cao nhận thức, trong vấn đề đón bắt được xu hướng để từ đó xác định được ngành, nghề và nghiên cứu để điều chỉnh các ngành đã có và mở các ngành mới theo hướng này. Chúng tôi cũng đã có giải pháp.
Về biện pháp kiểm định chúng tôi đã tăng cường kiểm định ngành và kiểm định chương trình. Đến nay có 122 trường được đánh giá ngoài, trong đó 89 trường được kiểm định đạt, 5 trường không đạt, 28 trường đang chờ đánh giá ngoài, 5 trường được Hội kiểm định quốc tế của Pháp công nhận, trong 104 chương trình đào tạo có 76 chương trình đào tạo đã chuẩn quốc tế.
Ý nói chạy theo kết quả đẹp để đạt kiểm định, cho đến nay là chưa có minh chứng phản ánh việc này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp thu để tăng cường kiểm tra giám sát. Trong thực tế đã có kế hoạch và triển khai một số hoạt động để nâng cao tăng cường năng lực của 4 trung tâm kiểm định. Tới đây chúng ta sẽ tăng cường đào tạo kiểm định viên và kiểm soát chất lượng kiểm định viên và công khai minh bạch kết quả và kiểm định các đơn vị trên mạng để mọi người có thể giám sát một số khâu gắn với kiểm định chất lượng.
Về chất lượng liên kết đào tạo nước ngoài, trước hết chúng tôi khẳng định chủ trương này là đúng. Đây là một kênh để nâng cao chất lượng, tuy nhiên trong quá trình kiểm tra giám sát một số chương trình hay một số trường không thực hiện nghiêm quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo viên, về điều kiện đầu vào dẫn đến triển khai không đạt yêu cầu đặt ra. Trong vấn đề này Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát, đôi lúc chưa thường xuyên dẫn đến hiện tượng có một số người học tốt nghiệp nhưng chiếu vào quy định chưa đạt yêu cầu. Chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu và tăng cường giám sát mạnh hơn và điều chỉnh một số văn bản cho phù hợp.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Tức là Bộ trưởng phải giám sát, kiểm soát ngay từ đầu để liên kết những trường chúng ta chưa công nhận, mất thời gian học xong lấy bằng rồi thì trường đó mới là không công nhận, lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian của những người học tại những trường liên kết này.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ý kiến đại biểu Hằng tôi xin trả lời là quy mô nếu xét sinh viên trên vạn dân thì chúng ta không phải là lớn so với khu vực, ví dụ như hiện nay 238 sinh viên trên vạn dân, Trung Quốc thì 300, Nhật Bản là 450 còn Hàn Quốc hơn 600, nhưng quan trọng là chất lượng. Chất lượng của các trường đại học chưa đạt yêu cầu, dẫn đến khi sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, nguyên nhân có nhiều nhưng trong đó có nguyên nhân là từ nội dung chương trình đào tạo chưa bám sát thực tiễn. Sinh viên thì có thể biết kiến thức nhưng kỹ năng và các kiến thức liên quan đến thị trường lao động thì còn yếu kém, chúng tôi nhận trách nhiệm trong vấn đề chỉ đạo các trường là phải đổi mới cách tiếp cận về chương trình và tổ chức đào tạo. Đây cũng là một sự lãng phí nếu chúng ta không chấn chỉnh các trường mở rộng quy mô mà không siết chặt chất lượng.

Nguyễn Thị Thu Dung - Thái Bình
Kính thưa Quốc hội
Kính thưa Bộ trưởng
Bộ trưởng vừa rồi có nói đến tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận giáo viên và chất lượng đầu vào, tôi cũng xin hỏi Bộ trưởng là liệu tình trạng xuống cấp về đạo đức lối sống của một bộ phận giáo viên và học sinh hiện nay, đặc biệt là những sự cố đáng tiếc liên quan đến giáo viên gần đây có liên quan đến việc tuyển sinh khối sư phạm thời gian vừa qua là quá dễ dàng. Bộ trưởng có quan điểm gì trước ý kiến của cử tri cho rằng cần phải quy định các điều kiện được xét tuyển vào các trường sư phạm, ví dụ như về hình thức, chuẩn phát âm và học lực, đi đôi với việc bố trí công việc cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp. Xin cảm ơn.

Nguyễn Thanh Hải - Hòa Bình
Kính thưa Quốc hội
Kính thưa Bộ trưởng
Tôi xin hỏi Bộ trưởng về cốt lõi triết lý giáo dục của Việt Nam. Thưa Bộ trưởng, triết lý giáo dục với một nền giáo dục quan trọng như Hiến pháp đối với một quốc gia, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động dạy và học, trả lời câu hỏi này tại buổi họp báo ngày 29/4/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ trước có nêu: "Triết lý trực tiếp của giáo dục Việt Nam chúng ta là Nghị quyết 29 của Trung ương" Tuy nhiên, Nghị quyết 29 dài 12 trang, còn thông thường triết lý giáo dục phải là một phát biểu ở tầm tư tưởng nhưng cô đọng xúc tích để ai cũng thấu hiểu và thực hiện như "Học đi đôi với hành", "Tiên học lễ - hậu học văn", ví dụ Nhật Bản coi giáo dục đạo đức là cốt lõi, cốt lõi giáo dục của Đức là "Nhân bản thực tiễn", giáo dục Pháp là sau phổ thông đủ đi làm. Vậy, nếu cần đúc rút một câu ngắn gọn về triết lý giáo dục làm nền tảng cho công tác điều hành ngành của mình thì đó là gì thưa Bộ trưởng.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Câu hỏi này chắc phải có một hội thảo khoa học thì Bộ trưởng mới có câu trả lời. Tôi đề nghị Bộ trưởng sẽ trao đổi thêm với đại biểu Nguyễn Thanh Hải và cần tổ chức một hội thảo khoa học về triết lý giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Thị Xuân - Đắk Lắk
Kính thưa Bộ trưởng,
Trân trọng gửi đến Bộ trưởng 2 câu hỏi.
Một là chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số theo Chương trình 168 trước đây đã phát huy hiệu quả rất tốt, giúp học sinh dân tộc thiểu số giảm bớt những khó khăn. Nhưng rất tiếc chương trình này không còn nữa, cử tri vùng đồng bào dân tộc thiểu số mong muốn Bộ trưởng tham mưu cho Chính phủ có những chính sách mới tương tự, Bộ trưởng suy nghĩ như thế nào với mong muốn của cử tri nói trên.
Hai, nhiều cử tri băn khoăn về Công văn số 4612 do bộ ban hành ngày 03/10/2017, trong đó quy định không được dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa. Thưa Bộ trưởng, đây có phải là một lệnh cấm và lệnh cấm dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa có mâu thuẫn với tinh thần đổi mới giáo dục, khi chính Bộ đang xây dựng một chương trình sách giáo khoa phổ thông theo hướng mở. Đề nghị Bộ trưởng giải thích và có định hướng gì về nội dung chỉ đạo này. Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.

Nguyễn Ngọc Phương - Quảng Bình
Kính thưa Chủ tọa phiên họp,
Kính thưa Quốc hội và Bộ trưởng,
Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học quốc gia năm 2017 với một chương trình đổi mới, buổi đầu thì dư luận không đồng tình lắm, nhưng sau khi thi thì tổ chức thành công và giảm được áp lực cho học sinh và phụ huynh cũng như chính quyền các cấp. Tuy nhiên, mức độ phân hóa chưa được tốt, có rất nhiều học sinh vẫn đạt điểm tuyệt đối. Vậy giải pháp sắp tới như thế nào? Một điểm tôi muốn Bộ trưởng trả lời lại là vì nội dung này rất được cử tri và đặc biệt giáo viên mầm non có nhiều kiến nghị về vấn đề chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ và việc thu hút học sinh giỏi vào lĩnh vực này còn hạn chế. Lúc nãy giải pháp của Bộ trưởng như thế nào, máy không rõ mặc dù tôi đã rất tập trung chú ý mà không nghe được. Đề nghị Bộ trưởng giải thích lại vấn đề này.

Phùng Đức Tiến - Hà Nam
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi chưa hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng về nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Đã có khẩu hiệu nghiên cứu khoa học là sức sống của trường đại học, nếu Bộ trưởng trả lời thế này thì công tác nghiên cứu khoa học ở trường đại học sẽ rất kém và Luật Khoa học, công nghệ năm 2013 đã khẳng định về ưu đãi cho khoa học, công nghệ ở trường đại học, sắp tới có trường đại học định hướng nghiên cứu, 1 giảng viên chính là 900 tiết, gồm 500 tiết giảng dạy, 400 tiết nghiên cứu khoa học. Đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, nghiên cứu khoa học trong trường đại học gắn với phối hợp với các viện trường, các viện như thế nào để tránh lãng phí và đẩy mạnh được chất lượng đào tạo đại học. Xin hết.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trước hết tôi chia sẻ tình trạng vừa rồi của một bộ phận giáo viên gắn với đầu vào tuyển sinh sư phạm là có thật, vì chất lượng yếu sẽ dẫn đến quá trình đào tạo ra.
Thứ hai, riêng sư phạm có ngành đặc thù, chúng tôi đang chuẩn bị để có đề xuất và cùng các trường, ngoài điểm ra còn có chuẩn để tuyển sinh, giống như các ngành về nghệ thuật sư phạm, sẽ chắc chắn hơn, sát hơn. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến của đại biểu.
Ý kiến của đại biểu Xuân ở Đắk Lắk, đúng là chính sách dân tộc đã có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Bộ đã có chỉ đạo rất sát sao, vừa qua đã có nhiều kết quả, tuy nhiên cũng có bất cập. Ví dụ chính sách về học bổng, về ưu đãi. Riêng học bổng mức rất thấp, nội trú chỉ có 80% lương cơ bản, bán trú có 40% và 15kg gạo. So với trượt giá hiện nay mức đó quá thấp. Một số chính sách khó khăn chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nghị quyết của Chính phủ chỉ đạo chỉnh sửa Nghị quyết 86 để cho học sinh mầm non ở khu vực miền núi được hưởng miễn học phí. Đối với giáo viên gần đây là Nghị định 06 được ưu đãi về tiền ăn trưa của trẻ mầm non, giáo viên có rất nhiều chính sách. Chúng tôi tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ có chính sách để hỗ trợ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở những vùng khó khăn. Chúng tôi xin tiếp thu và cụ thể sẽ báo cáo, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ý kiến của đại biểu về Công văn 4612 nói về không được ôn thi sách giáo khoa, đó cũng là vấn đề kỹ thuật. Quan điểm của bộ cũng như cá nhân tôi là sách giáo khoa là tài liệu quan trọng nhưng không phải tất cả. Tới đây trong đổi mới chương trình sách giáo khoa khuyến khích giáo viên trên cơ sở những kiến thức cơ bản đã được cụ thể hóa nội dung sách giáo khoa thì phát triển thêm các nội dung khác.
Ý tứ ở đây là để tập trung cho học sinh khi ôn tập, ôn thi tránh tình trạng các giáo viên có thể vận dụng các sách khác vào dẫn đến quá tải cho học sinh. Chúng tôi khẳng định việc chỉ tập trung cho sách giáo khoa là chưa chính xác và chúng tôi cũng đã có chỉ đạo rút kinh nghiệm để chuẩn chỉnh lại trong hướng dẫn này.
Ý kiến Nguyễn Ngọc Phương đoàn Quảng Bình về mức độ phân hóa đề thi chưa cao. Năm vừa rồi là đúng, vì năm đầu tiên thực hiện đổi mới phương thức thi trắc nghiệm. Do vậy, thứ nhất về mặt kinh nghiệm để xây dựng các câu hỏi chuẩn hóa và khi xây dựng các bài thi chuẩn hóa thì độ phân hóa của các câu hỏi, bài thi cũng ở mức độ chưa được như mong muốn. Khắc phục điều này, năm 2018 chúng tôi có chỉ đạo và nhóm tác giả và các giáo viên xây dựng đề thi khắc phục để làm sao các câu hỏi chuẩn xác, bám sát vào nội dung của lớp 12 và nửa đầu của lớp 11 để xây dựng một câu hỏi đánh giá kiến thức, năng lực của học sinh trên cơ sở phân hóa để chọn được những học sinh có học lực tốt hơn để vào các trường đại học, cao đẳng. Chúng tôi khắc phục được một phần tính phân hóa trong các câu hỏi và các bài thi trắc nghiệm.
Chính sách thu hút giáo viên, giáo viên mầm non. Chúng tôi cũng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ có đề án về đào tạo giáo viên để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện, trong đó có những chính sách khuyến khích được bồi dưỡng, được các chế độ trong quá trình phát triển nghề nghiệp và điều quan trọng phải có việc làm. Nếu người học ra trường có việc làm thì tôi tin rằng sẽ có nhiều học sinh giỏi. Đã có quá trình triển khai, khảo sát nhu cầu để trên cơ sở đó xác định chỉ tiêu của các trưởng sư phạm và từng bước để người học và khi học họ đã biết được rằng họ sẽ có khả năng có việc làm. Như vậy sẽ tạo động lực cho họ vào ngành sư phạm được tốt hơn. Đồng thời, chính sách đối với nhà giáo, chúng tôi cũng đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và trong luật tới, đề án về thang bảng lương cũng đã được ghi nhận và sẽ tính toán. Thủ tướng cũng có quan điểm chỉ đạo giáo viên được một trong những nhóm ưu tiên. Chúng tôi tiếp tục cùng tham mưu để có những chính sách thu hút tốt hơn. Xin hết.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Hiện nay còn rất nhiều đại biểu tranh luận, tôi nói theo thứ tự để đại biểu không có sốt ruột là sao đưa bản rồi mà không được mời.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang, đại biểu Trần Thị Dung đoàn Điện Biên, đại biểu Phước Lộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Huy Thái đoàn Bạc Liêu, đại biểu Bùi Văn Phương đoàn Ninh Bình, đại biểu Thái Trường Giang đoàn Cà Mau và gần đây nhất đại biểu Hồ Văn Thái đoàn Kiên Giang và đại biểu J28 mới vừa đưa biển lên nữa, tức là có 18 đại biểu tranh luận nhưng chỉ mới có 7 - 8 đại biểu và đại biểu N31 bên đây nữa,

Lê Thị Yến - Phú Thọ
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Hiện nay số trẻ mầm non đến lớp tăng nhanh hàng năm, mỗi năm tăng khoảng 250.000 trẻ, các địa phương rất khó khăn trong việc bố trí giáo viên để đáp ứng nhu cầu trẻ đến trường do chỉ tiêu biên chế không tăng trong bối cảnh tinh giản biên chế, tình trạng thiếu giáo viên kéo dài, tăng áp lực lên giáo viên mầm non vốn đã rất vất vả và sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn gây mất an toàn cho trẻ. Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này.
Thứ hai, cử tri ngành y tế kiến nghị đưa bệnh tan máu bẩm sinh hay còn gọi là Thalassemia vào sách sinh học, vì đây là một căn bệnh di truyền lặn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng gây hậu quả lớn về kinh tế cho bệnh nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng xấu tới chất lượng dân số và sự phát triển của giống nòi, nhưng căn bệnh này hoàn toàn phòng tránh được khi người dân và đặc biệt học sinh hiểu biết về bệnh và phương pháp phòng bệnh. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào.
Thứ ba, tự chủ đại học bao gồm cả tự chủ tài chính dẫn đến tăng học phí, con em vùng khó khăn, hộ nghèo, không có cơ hội đi học.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Câu thứ hai sẽ chuyển tới Bộ trưởng Bộ Y tế về căn bệnh tan máu bẩm sinh.
Còn câu thứ nhất, câu thứ ba thì Bộ trưởng sẽ trả lời.

Trương Thị Yến Linh - Cà Mau
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin gửi Bộ trưởng câu hỏi chất vấn như sau, một là theo báo cáo của Bộ, để thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội thì Bộ đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng chuyển ngành giáo dục tự chủ trong chuyển đổi kiến thức sang giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực. Đây là một chủ trương đúng nhưng chậm triển khai. Xin hỏi Bộ trưởng lộ trình để chương trình này đi vào cuộc sống và điều quan trọng là phương pháp giảng dạy của giáo viên ở tất cả các cấp phải thích ứng như thế nào.
Hai là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 đã gây nhiều thắc mắc về việc Bộ dùng các câu hỏi trong đề thi chính thức của kỳ thi cho khoảng 20.000 học sinh lớp 12 thi thử. Cử tri cho rằng bộ đã vi phạm về bảo mật, bí mật nhà nước, không đảm bảo sự công bằng đối với các thí sinh không tham gia thi thử. Xin Bộ trưởng cho biết việc làm này có vi phạm pháp luật không, hướng xử lý như thế nào? Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Điểu Huỳnh Sang - Bình Phước
Kính thưa Bộ trưởng,
Qua ý kiến trả lời của Bộ trưởng tôi cơ bản thống nhất, tuy nhiên cách trả lời của Bộ trưởng về nhóm trẻ độc lập tư thục hiện nay thực hiện tốt trong việc nuôi dưỡng cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ. Chất lượng giáo dục trẻ chưa được chú trọng, đặc biệt là chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Do lứa tuổi nhà trẻ và các điều kiện cần đảm bảo để thực hiện chương trình này. Tôi cơ bản thống nhất ý kiến của Bộ trưởng là việc nâng cao giám sát, kiểm tra nhưng thực tế việc phân công, phân cấp chưa đồng bộ cũng như trách nhiệm quản lý về tài chính, nhân sự và thiếu điều kiện thực hiện nhiệm vụ, chưa có sự đồng bộ và sự thống nhất. Quy định về sự phân cấp chưa phù hợp với tình hình quản lý ở các địa phương và chưa tính đến điều kiện và đặc thù về kinh tế - xã hội tại các địa phương. Vậy giải pháp của Bộ trưởng trong thời gian tới như thế nào?

Hứa Thị Hà - Tuyên Quang
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin gửi tới Bộ trưởng hai câu hỏi như sau:
Thứ nhất, trong năm vừa qua chúng ta vui mừng khi cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, đóng góp vào thành tích này có công rất lớn của đội ngũ giáo viên mầm non, tuy nhiên giáo viên mầm non hiện nay đang chịu nhiều vất vả và áp lực trong khi chế độ đãi ngộ chưa tương xứng, dẫn đến giáo viên mầm non bỏ việc. Việc thu hút thí sinh giỏi, yêu trẻ, yêu nghề và giáo viên mầm non rất khó khăn. Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Thứ hai, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2 trong 1 vừa dùng để tuyển sinh đại học vừa xét tốt nghiệp trung học phổ thông đã được cử tri đồng thuận và đánh giá là tổ chức thi thành công. Tuy nhiên, có những học sinh đạt điểm tối đa là 30 điểm nhưng vẫn trượt đại học. Chúng ta cần phân biệt tổ chức thi thành công và tuyển sinh thành công. Xin hỏi Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vấn đề này, kỳ thi đó có được gọi là kỳ thi tuyển sinh thành công không? Xin trân trọng cảm ơn.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tôi xin trả lời câu hỏi của đại biểu Tiến đoàn Hà Nam. Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường đại học, nếu không nói là cơ bản, vì có nghiên cứu khoa học tốt mới đào tạo tốt, đây là sự khác biệt của đại học với các trường khác.
Vừa qua chúng tôi phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo là các trường dành nhiều thời gian và chi phí để cho hoạt động này thông qua các chương trình, trong đó xây dựng các chương trình khởi nghiệp sáng tạo, các chương trình nhóm nghiên cứu, đến nay các trường bắt đầu có hoạt động tốt và được thể hiện trong chỉ số về xếp hạng và trong những chương trình nâng cao chất lượng. Tới đây chúng tôi thực hiện cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ khác để đẩy mạnh đề án Chính phủ ban hành về đổi mới sáng tạo trong các trường đại học và tăng cường gắn với viện, trường, doanh nghiệp thành một bộ phận quan trọng.
Ý kiến của đại biểu Tiến đoàn Phú Thọ về giải pháp để thu hút giáo viên mầm non thì đúng là giáo viên mầm non do đặc điểm là phải rất gần trẻ và đối tượng trẻ thậm chí từ 3 tháng tuổi, rất vất vả, quy mô lớp hiện nay rất đông. Theo biên chế được thống nhất của Bộ Nội vụ mức tối đa là 2,2 nhưng hiện nay ở địa phương chỉ có 1,5, 1,8. Do vậy, cô phải đón trẻ từ lúc 5 giờ 30 cho đến trả trẻ là hơn 5 giờ chiều, rất căng, không có nhiều giáo viên thay phiên nhau vì vấn đề biên chế và trẻ thì một năm bình quân huy động là 250.000 trẻ và tăng tự nhiên khoảng 1.500 như Bộ trưởng Tiến có nêu, nhưng 3 năm gần đây thì biên chế không tăng. Đây là vấn đề khó khăn, chúng tôi mong Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân sẽ quan tâm cùng với chúng tôi vấn đề này và các địa phương.
Về tự chủ đại học và tăng học phí, xin thưa với Quốc hội và nhân dân, giáo dục đào tạo ngay cả giáo dục đại học là một trong những ưu tiên rất quan trọng của Đảng và Nhà nước, mặc dù tự chủ nhưng không có nghĩa là không có đầu tư của Nhà nước, trái lại phải đầu tư nhiều hơn nhưng vấn đề là hiệu quả thay bằng cấp phát thì chuyển sang giao nhiệm vụ và đấu thầu. Đối với trường hợp nghèo thì Chính phủ vẫn có rất nhiều chính sách ưu tiên miễn học, học bổng, rất nhiều các chính sách khác, thậm chí còn huy động các nguồn, yêu cầu các trường phải có quỹ học bổng để cho những sinh viên nghèo học giỏi. Hiện nay chúng tôi theo dõi thì có nhiều trường đã hình thành quỹ này rất tốt.
Ý kiến của đại biểu Trương Thị Yến Linh thì lộ trình áp dụng chương trình phổ thông, cho đến nay chúng tôi đã chỉ đạo thẩm định xong chương trình môn học và giữa của tháng 6 này quay trở về chuẩn chương trình tổng thể, trong tháng 6 ban hành chương trình phổ thông và theo chương trình được ban hành chúng tôi đồng thời triển khai nhiều hoạt động song song, như rà soát, bồi dưỡng hệ thống giáo viên. Trước hết, chúng tôi bồi dưỡng giáo viên cốt cán và chú trọng giáo viên lớp 1. Theo lộ trình Quốc hội cho phép đến 2019 sẽ có kế hoạch bắt đầu thực hiện lớp 1 theo lộ trình cuốn chiếu từng phần một.
Trong chương trình phổ thông mới chúng tôi quan tâm vấn đề đổi mới phương pháp, đây là gốc chứ không phải cắt giảm hay tăng khối lượng kiến thức mà quan trọng là sắp xếp nội dung trong chương trình hiện hành. Khi xây dựng chương trình mới chú trọng phương thức tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng lấy học trò làm trung tâm. Áp dụng những phương thức như STEM hay những phương thức tích cực khác làm sao đổi mới tăng cường tính tự chủ của giáo viên và học sinh, khắc phục tính bị động, tăng cường kỹ năng cho học sinh.
Về bí mật đề thi, theo phương thức ra đề tự luận, đúng là đề này do một nhóm người. Đây là khi trắc nghiệm trên một diện rộng thì quy trình xây dựng đề thi chuẩn hóa rất công phu thực hiện 9 bước và các quy trình nghiêm ngặt có thử nghiệm. Khi xây dựng câu hỏi chuẩn hóa lại sang bước thứ 2 là bài thi, khi chọn bài thi lại quay trở về phải làm nghiêm ngặt. Chúng tôi đã tổ chức tạm gọi là một trại để các chuyên gia chọn câu hỏi chuẩn hóa để xây dựng các bài thi chuẩn hóa, bắt đầu làm việc từ đầu tuần vừa rồi như thế các bước đều thực hiện nghiêm, đúng quy trình quốc tế là theo quy trình xây dựng câu hỏi chuẩn hóa như ITF hay các tổ chức xây dựng chương trình như SIT của các nước tiên tiến đang thực hiện.
Ý kiến của đại biểu Huỳnh Sang đoàn Bình Phước. Tôi đã nêu giáo viên mầm non áp lực cao, rồi phân công phân cấp. Nhân đây tôi mong muốn theo phân cấp mầm non phường xã là trực tiếp. Vai trò quản lý, giám sát của các đồng chí lãnh đạo hệ thống chính trị cấp cơ sở rất cao.
Về chương trình, nội dung đào tạo, phát triển giáo viên chúng tôi chịu trách nhiệm để làm sao bồi dưỡng được những giáo viên đáp ứng yêu cầu. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện, đặc biệt là khâu giám sát, phân cấp cũng mong chính quyền địa phương, xã, phường, cấp huyện, sở giáo dục, cũng như các chính quyền, hệ thống chính trị cùng với chúng tôi để giám sát theo hướng phòng ngừa, tránh tình trạng khi xảy ra bạo lực, báo chí phát hiện mới biết. Chúng tôi xin phép tới đây tham mưu và trình Chính phủ ban hành Nghị định 115 (sửa đổi), trong đó có nêu rất rõ trách nhiệm của bộ, địa phương trong công tác tham gia quản lý giáo dục.
Ý kiến của đại biểu Hà đoàn Tuyên Quang về giải pháp khắc phục thu hút mầm non có nhiều nhưng trước hết chúng tôi cho rằng giải pháp về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non phải tính đủ. Hiện nay thiếu khoảng 33.000, thiếu khoảng 10% và chuẩn hóa chuyên môn, để các thầy cô đã chọn vào nghề phải chú ý đến một đặc trưng đó là yêu nghề mến trẻ. Bên cạnh đó, những giải pháp về điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ các bộ, ngành tham gia chúng tôi cũng sẽ phối hợp tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhưng trước hết trong ngành về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non và đào tạo lại đội ngũ này để làm sao các thầy cô nâng cao được kỹ năng chăm trẻ và đạo đức nghề nghiệp được tốt hơn.
Thi phổ thông vừa rồi có điểm 10, trong kỳ thi vừa rồi phân phối chuẩn của bảng điểm thi đánh giá tương đối tốt. Có nghĩa là điểm trung bình rơi vào 5, 6. Còn vạch chuẩn bên trái là 3, 4 và vạch chuẩn bên phải là 8, 9, 10 thì số phần trăm của điểm 9, 10 cũng chỉ chiếm đến 3% tổng thể chứ không phải là nhiều. Số điểm 10 cũng chưa đến 1%, tuy nhiên có một hiện tượng là 30 điểm vẫn trượt, chủ yếu rơi vào ngành về công an, quân đội và nữ nhu cầu về học sinh vào công an, quân đội năm ngoái rất cao, điểm xét tuyển và tuyển chọn của ngành công an, quân đội cũng rất cao cho nên rơi vào số đó. Năm ngoái cũng có nguyên nhân nữa đó là điểm ưu tiên, ưu tiên về vùng miền vẫn rất cao, đó là 0,5. Chúng tôi khắc phục việc này năm nay chúng tôi đã làm việc với Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan có liên quan để chuẩn chỉnh lại điểm ưu tiên, trong đó vẫn giữ nguyên những điểm ưu tiên về đối tượng chính sách dân tộc và con thương binh, liệt sỹ. Nhưng giữa vùng miền thì có giảm một nửa. Vì những năm gần đây sự phát triển của khu vực 1, khu vực 2 có sự cải thiện, không chênh như trước kia. Năm nay chúng tôi tính toán để làm sao không còn những hiện tượng không đáng có. Xin cảm ơn đại biểu.

Nguyễn Thị Thủy - Bắc Kạn
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin gửi tới Bộ trưởng một câu hỏi. Báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá mạng lưới trường, lớp, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt các trường vùng dân tộc thiểu số vẫn còn thiếu nhiều phòng học, nhà bán trú, bếp ăn, công trình vệ sinh, nước sinh hoạt. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp của bộ cũng như việc bộ sẽ tham mưu với Chính phủ để giải quyết vấn đề nêu trên. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Phan Thị Mỹ Dung - Long An
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo hiện tại còn một tỷ lệ không nhỏ 200 ngàn lao động là sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm, trong khi đó ngành lao động, thương binh và xã hội thì báo cáo rằng nước ta vẫn còn thiếu một nguồn lớn lao động chất lượng cao. Vậy xin hỏi Bộ trưởng:
Một, sinh viên tốt nghiệp đại học có phải là nguồn lao động chất lượng cao không? Nếu phải thì sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm có phải do chất lượng đào tạo đại học chưa đảm bảo theo yêu cầu không?
Hai, sự liên kết nào giữa ngành giáo dục, đào tạo và ngành lao động, thương binh và xã hội trong việc giải quyết vấn đề việc làm. Vì trong các giải pháp, tôi chưa thấy mối liên kết này. Nhân đây, xin Bộ trưởng thông tin về tiến độ cụ thể hiện nay việc xây dựng chương trình giáo dục sách giáo khoa mới, khi Quốc hội đã cho lùi thời gian áp dụng. Xin cám ơn Bộ trưởng.

Trần Thị Dung - Điện Biên
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi chưa đồng tình với việc Bộ trưởng trả lời đại biểu Đặng Thuần Phong và một số đại biểu có liên quan đến vấn đề giáo dục trẻ mầm non. Báo cáo Bộ trưởng luật quy định là trẻ 3-6 tháng tuổi thuộc mầm non, trong đó có nhà trẻ. Tuy nhiên, lực lượng huy động thì tỷ lệ trẻ nhà trẻ là thấp nhất 27,7%, vậy còn 72,3% nhóm trẻ này chưa đến được. Tuy nhiên, thực tế trường công không có ai nhận trẻ nhà trẻ từ 3 tháng tuổi cho đến 12 tháng tuổi. Đây là nhóm trẻ dễ bị bạo lực nhất và khó khăn nhất đặc biệt ở khu công nghiệp.
Đề nghị Bộ trưởng cho biết đây là một quy định của luật nhưng Bộ trưởng nói rằng ba tháng tuổi là rất khó và theo báo cáo đánh giá là do khó khăn về kinh tế cho nên tập trung vào độ tuổi 5 tuổi là trẻ mầm non. Vậy, Bộ trưởng có thấy rằng đây là một quy định của luật mà chúng ta nhiều năm qua không thực hiện và đã bỏ ngỏ chính sách về vấn đề này hay không và giải pháp của Bộ trưởng. Xin hết.

Trương Anh Tuấn - Nam Định
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Để đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, để đủ tiêu chuẩn thi chuyển ngạch công chức, thi cao học, nhiều công chức và giáo viên đã phải học lại tiếng anh theo khung trình độ mới tại các trung tâm ngoại ngữ. Nhưng hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ có 10 cơ sở giáo dục trên toàn quốc được cấp chứng chỉ theo khung ngoại ngữ mới. Vì vậy, nhiều người đã phải đi xa, phải tới học lại, thi lại ở 10 cơ sở giáo dục theo quy định nói trên, điều đó đã gây phiền hà, gây tốn thời gian, công sức, tiền bạc của nhiều công chức, viên chức và của nhiều giáo viên muốn chuẩn đạt chuẩn ngoại ngữ theo khung mới. Các trung tâm ngoại ngữ đều phải xin phép và chịu sự quản lý và thực hiện chương trình đào tạo do Bộ ban hành nhưng chứng nhận trình độ ngoại ngữ theo chuẩn mới lại chỉ thuộc về 10 cơ sở giáo dục như vậy có phù hợp không. Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của mình về vấn đề này và bộ sẽ xử lý vấn đề này như thế nào. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Nguyễn Phước Lộc - TP Hồ Chí Minh
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Vừa qua, Bộ trưởng trả lời về nhóm trẻ tư thục ở gần khu công nghiệp, khu chế xuất, Bộ trưởng chỉ nói được nguyên nhân khách quan từ phía nhu cầu bức xúc của nữ công nhân gửi giữ trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Nhưng tôi thấy Bộ trưởng chưa nêu được nguyên nhân chủ quan từ góc độ quản lý nhà nước của ngành. Nếu chúng ta không thấy được nguyên nhân chủ quan của ngành mình thì khó mà nhận được trách nhiệm cụ thể và đề ra giải pháp cụ thể. Qua đó, tôi thấy báo cáo giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về chính sách pháp luật liên quan đến giáo dục mầm non có nêu một nội dung rất quan trọng tới giờ này ngành giáo dục vẫn chưa thực hiện, đó là Chính phủ đã có Quyết định số 400 ngày 20/3/2014 phê duyệt đề án hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập, tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020 nhưng đến giờ này Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể để thực hiện hoạt động này.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Về câu hỏi của đại biểu Thủy đoàn Bắc Kạn. Trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản, các đề án hỗ trợ cơ sở vật chất, trường lớp sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ để khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, tranh tre, nứa lá. Trong 10 năm, từ năm 2008 đến nay đã xây được khoảng 34.000 trường mầm non, tiểu học cũng chừng đó nữa. Đây là cố gắng rất lớn. Gần đây, năm 2016 Chính phủ đã ưu tiên nguồn trái phiếu Chính phủ để tiếp tục hỗ trợ các vùng khó khăn, trong đó có miền núi. Những chính sách trước kia đã được hưởng và bây giờ có một số trường hợp không được hưởng, chúng tôi tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có chính sách phù hợp hơn với những đối tượng cận nghèo, thoát nghèo hoặc đã thoát nghèo nhưng có xu hướng rơi vào cận nghèo. Chúng tôi tiếp thu ý kiến của đại biểu để tham mưu cho Chính phủ một chính sách căn cơ hơn.
Ý kiến của đại biểu Trần Thị Dung đoàn Điện Biên. Sinh viên trong các bậc học, đối với đào tạo trình độ đại học trở lên chúng ta gọi đó là trình độ chất lượng cao. Trong chất lượng cao này cũng có chất lượng chưa đạt được so với chuẩn đại học. Chúng tôi đồng ý nhiều sinh viên trong số 200.000 sinh viên đó có chất lượng không đảm bảo, cũng có sinh viên chất lượng đảm bảo nhưng chưa kiếm được việc làm vì có nhiều nguyên nhân. Chúng tôi đã trao đổi với nhau, tới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung để làm sao phối hợp chặt chẽ hơn khâu dự báo thị trường với khâu chủ động để chỉnh sửa lại các chương trình cho tốt. Như vậy sẽ hạn chế số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm.
Về ý kiến của đại biểu Dung ở Điện Biên, đúng là chúng tôi bàn luận nhiều trong khi Ban Soạn thảo xin ý kiến các nơi và các nhà khoa học, nhân dân về quy định hiện hành, 3 tháng tuổi vẫn nằm trong đó. Qua thực tế, không có nhà trẻ nào nhận bé quá, 3 tháng tuổi rất rủi ro và khó. Như tôi đã phát biểu ban đầu trong chính sách thai sản, người mẹ được nghỉ 6 tháng nhưng không ít công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ nghỉ 3 tháng hoặc nghỉ trước, sau đó phải đi làm. Trong luật pháp để sót đối tượng này thì chúng tôi cho rằng không quét hết, vẫn để. Còn hướng dẫn thì sau khi Quốc hội cho ý kiến ban hành Luật Giáo dục 2018 thì chúng tôi sẽ phải sát sao hơn.
Ở đây có một ý rất quan trọng, mặc dù luật pháp như vậy nhưng trách nhiệm thực thi trong quy hoạch vì trong quy hoạch khu công nghiệp vẫn có đất để dành cho thiết chế về nhà trẻ, y tế, mẫu giáo và trong tham mưu của chúng tôi cho Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 09 để các trường mầm non và khu công nghiệp, khu chế xuất phải quan tâm đến điều kiện để đón được trẻ ở các lứa tuổi này. Đây là một vấn đề khá nan giải, chúng tôi cũng nhận thức và vừa rồi phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và một số cơ quan liên quan, chúng tôi đi khảo sát và đã báo cáo Chính phủ để chúng tôi tiếp tục làm sao cùng với các địa phương, đặc biệt là những địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất để thực hiện tốt vấn đề này và cũng là 3 tháng tuổi thì chúng tôi tiếp tục được lắng nghe ý kiến của đại biểu Quốc hội trong phiên họp tới đây có nên sửa để 24 tháng hay không. Chúng tôi vẫn đang lắng nghe ý kiến của đại biểu Quốc hội để trình tiếp trong phiên họp kỳ sau.
Đại biểu Tuấn ở Nam Định nêu, đúng đây là một thực tế. Đầu tiên quy định là 10 cơ sở được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ là những trường ngoại ngữ có uy tín, nhưng thực tế thì không hẳn. Cách đây 5, 7 năm chúng tôi đã nghiên cứu khung trình độ về ngoại ngữ 6 bậc Châu Âu tham chiếu với các chuẩn về ngoại ngữ thì chuyển dần từng bước không công nhận A, B, C, D và A1, B1, B2, C1, C2 căn cứ vào các trình độ của các đối tượng. Từ đấy chuyển sang công nhận theo quy định về trình độ ngoại ngữ theo khung 6 bậc của Châu Âu. Trong quá trình tổ chức thực hiện chúng tôi nhận trách nhiệm trong chậm triển khai cơ sở thực hiện việc này và chúng tôi đã có thông tư nay mai sẽ ban hành. Rõ ràng các trung tâm ngoại ngữ được đào tạo nhưng không công nhận, đây là bất cập, chúng tôi xin tiếp thu để sớm khắc phục.
Ý kiến đại biểu Lộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi rất tán đồng. Nguyên nhân chủ quan rất quan trọng từ việc thực thi quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non phải đáp ứng được tình trạng tăng trẻ đột ngột theo phổ cập mầm non 5 tuổi. Những vấn đề di cư cơ học các khu công nghiệp chưa lường hết và tính toán được quy hoạch này dẫn đến bị động trong chuẩn bị đội ngũ giáo viên. Các cấp chưa thực sự quan tâm dành quỹ đất để xây dựng nhà trẻ mẫu giáo, các thiết chế quan tâm việc này. Chúng tôi tiếp thu để tới đây phối hợp với các bộ, ngành liên quan đặc biệt là các địa phương để cùng chỉ đạo việc này. Với trách nhiệm của ngành chúng tôi sẽ chuẩn bị đội ngũ mầm non cho tốt.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Về câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Mỹ Dung có thể Bộ trưởng sẽ phối hợp với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời thêm bằng văn bản. Tức là nói: "Trong lúc đất nước cần nguồn nhân lực chất lượng cao thì hiện nay có 200 ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường chưa có việc làm". Đại biểu muốn hỏi sinh viên tốt nghiệp đại học có phải là nguồn nhân lực có chất lượng cao hay không? Nếu chất lượng không cao là do chất lượng đào tạo chưa cao, sự liên kết giữa đào tạo và cung cấp nhân lực cho thị trường lao động có vấn đề. Bộ trưởng sẽ trả lời thêm bằng văn bản cho rõ.
Bây giờ đề nghị Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chuẩn bị trả lời thêm cuối giờ sáng hôm nay.

Hồ Thị Minh - Quảng Trị
Kính thưa Bộ trưởng,
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay cả nước có khoảng 15.256 trường mầm non, cả công lập và ngoài công lập. Tỷ lệ trẻ đến trường đạt 17,7%, đối với mẫu giáo đạt 90,9%, và 5 tuổi đạt 99,7%. Tất cả các cơ sở giáo dục mầm non đều được thực hiện nuôi và giáo dục theo chương trình mầm non toàn quốc. Tuy nhiên, chế độ đối với các cô nuôi dưỡng ở các trường mầm non, nhất là mầm non vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa được hưởng các chế độ tiền lương, bảo hiểm như đối với các cô giáo đang làm công tác giảng dạy. Như vậy, trong một cơ sở giáo dục mầm non có sự bất bình đẳng trong thực hiện chế độ chính sách. Trong thời gian tới Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết dứt điểm sự bất bình đẳng nói trên. Kính mong Bộ trưởng cùng với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm đến chế độ chính sách. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Dương Minh Ánh - TP Hà Nội
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Câu hỏi thứ nhất, tôi xin gửi đến Bộ trưởng như sau:
Ý kiến cử tri cho rằng việc tổ chức thi tốt nghiệp chưa tạo được sự đồng thuận của xã hội, bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một nội dung kiến thức đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông bao gồm cả kiến thức chương trình của lớp 11 và lớp 12 quá nặng. Cùng với đó Bộ Giáo dục và Đào tạo còn tổ chức thi theo hình thức tổ hợp các môn thi ngoài 3 môn thi bắt buộc. Điều này gây áp lực rất lớn đối với người dạy và người học. Ý kiến cử tri cho rằng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay học để thi chứ không phải học để có kiến thức áp dụng thực tiễn và phát huy sáng tạo. Bộ trưởng đánh giá sao về ý kiến này.
Câu hỏi thứ hai, liên quan đến chương trình sách giáo khoa phổ thông mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai. Hiện nay có ý kiến đánh giá sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho triển khai dạy thực nghiệm 48 trường cho thấy nhiều đơn vị kiến thức không chỉ khó, nặng mà còn rất khó so với năng lực người học, điều này Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã thừa nhận. Vậy, xin Bộ trưởng cho biết Bộ trưởng đã chỉ đạo thế nào về vấn đề này. Xin hết.

Nguyễn Huy Thái - Bạc Liêu
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Liên quan đến câu hỏi chất vấn của đại biểu Mai Thị Phương Hoa mà Bộ trưởng đã trả lời, tôi xin đề nghị Bộ trưởng nói rõ theo Bộ Giáo dục và Đào tạo biết thì Ngân hàng thế giới căn cứ vào những tiêu chí nào để khẳng định Việt Nam là một quốc gia tiên phong và thực sự ấn tượng trong đổi mới giáo dục, xin cảm ơn Bộ trưởng.

Vũ Thị Nguyệt - Hưng Yên
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin phép được gửi tới Bộ trưởng một câu hỏi như sau:
Tôi cũng như rất nhiều đại biểu khác quan tâm tới chất lượng của sinh viên ngành sư phạm. Thực tế cử tri hết sức lo ngại về chất lượng đầu vào của sinh viên ngành sư phạm hiện nay khi có nhiều chuyên ngành của các trường sư phạm có ngưỡng điểm tuyển sinh thấp. Vấn đề đặt ra là tại sao ngưỡng điểm lại thấp, tại sao ngành sư phạm không thể thu hút được những học sinh có học lực giỏi vào học. Theo tôi có 3 lý do chính: Thứ nhất là việc thu hút học sinh giỏi bằng hình thức miễn học phí không còn nhiều tác dụng. Thứ hai là sinh viên ngành sư phạm ra trường còn thất nghiệp nhiều. Thứ ba, do chế độ đãi ngộ của giáo viên chưa có cải thiện trong thời gian dài vừa qua.
Xin hỏi trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào? Bộ trưởng có giải pháp đột phá gì để có thể thu hút được các em học sinh có học lực giỏi ở lớp 12 vào học ngành sư phạm như mong muốn của Bộ? Xin hết. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Về câu hỏi của đại biểu Hồ Thị Minh đoàn Quảng Trị. Đúng là hiện nay đang có bất cập giữa các cô giáo mầm non được trong biên chế và hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc rất khác nhau. Chúng tôi đã ban hành Thông tư 06 quy định về định mức giáo viên trong các cơ sở mầm non, trong đó có cả giáo viên và phục vụ. Về việc này chúng tôi đã trao đổi với Bộ Nội vụ, về chế độ, chính sách Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân sẽ nắm vững hơn vấn đề này, chúng tôi mong được cùng Bộ trưởng làm rõ thêm.
Về ý kiến của đại biểu Ánh chúng tôi xin báo cáo thêm như sau:
Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được thử nghiệm năm 2017 về cơ bản được xã hội đồng tình, đánh giá cao, các thầy cô đã chia sẻ vẫn ổn định. Điều quan trọng là tiếp tục chỉnh sửa những điều bất cập để làm tốt hơn. Năm ngoái, tại diễn đàn này có ý kiến như vậy. Nhưng qua 1 năm thực hiện về cơ bản đã hóa giải được những băn khoăn ban đầu. Tuy nhiên, trong khi chưa áp dụng chương trình phổ thông mới vẫn phải làm gọn nhẹ, thiết thực hơn đề thi, các câu hỏi chuẩn hóa và bài thi để làm sao vừa đánh giá được kiến thức, kỹ năng trên diện rộng, đồng thời vẫn khơi dậy và kiểm tra được năng lực của người học, làm sao đi đến thiết thực để giảm nhẹ. Chúng tôi tiếp thu để tiếp tục điều chỉnh các phương thức này.
Liên quan đến ý kiến về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây là quy trình, sau khi tập thể tác giả xây dựng dự thảo chương trình môn học trên chương trình tổng thể đã đi khảo sát thực địa trên 4.800 trường ở 6 vùng khác nhau trong chọn mẫu. Phần lớn ý kiến đều thấy được chương trình có nhiều điểm mới, kế thừa và có điểm mới. Tuy nhiên, trong một số môn kiến thức vẫn còn nặng. Cần phải làm rõ thêm phương pháp và gắn với điều kiện thực hiện. Thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 88 Quốc hội, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này không phải là đột phá mới hẳn mà phải kế thừa những điều hợp lý của chương trình hiện hành và phát triển những điểm mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu hướng quốc tế, nhưng lại phải phù hợp với điều kiện thực hiện của các địa phương, chúng tôi luôn quán triệt ý thức này.
Trong quá trình chỉ đạo cho các ban biên tập luôn luôn chỉnh sửa để làm sao nội dung các môn học, chương trình tổng thể cũng như triển khai phải có sự đồng bộ với đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các địa phương. Trong chỉnh sửa và đổi mới lần này, chúng tôi thấy trách nhiệm và vấn đề lớn nhất đó là đội ngũ giáo viên. Chúng tôi đã có tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 732, bồi dưỡng giáo viên để phục vụ chương trình đổi mới cho phổ thông. Hiện nay chúng tôi đang triển khai và theo đúng lộ trình. Trong quá trình đổi mới cũng không thể đáp ứng được hết nhưng về cơ bản đi đúng hướng và chúng tôi luôn luôn ý thức được rằng chương trình này phải giảm nhẹ theo hướng hợp lý các chương trình và đổi mới phương pháp.
Ý kiến của đại biểu Thái đoàn Bạc Liêu. World Bank cũng như các tổ chức quốc tế ADB đối với phổ thông, còn World Bank chủ yếu về đại học cũng như một số các chương trình giáo dục phổ thông đã có mối quan hệ tài trợ với chúng ta trong lĩnh vực giáo dục rất nhiều năm nay. Có một sự so sánh các nước mà World Bank có chương trình này, có cả một bộ phận chuyên gia về giáo dục. Trên căn cứ về đổi mới, chúng ta những năm gần đây, đặc biệt là Nghị quyết 29 về chủ trương đổi mới và sau đó Chính phủ, Quốc hội có Nghị quyết 88 và trong thực tế đổi mới rất mạnh các lĩnh vực khác nhau và có kết quả ban đầu được đánh giá kết quả về tiểu học PASEC năm 2013 và kết quả đánh giá của PISA năm 2014 và một số kết quả khác. Người ta có những minh chứng để thấy rằng giữa công việc chúng ta đang đổi mới với những kết quả, mặc dù chưa phải là tất cả nhưng đấy có những căn cứ và so sánh với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì người ta có căn cứ như vậy. Đây là một nhận xét, chúng tôi không cho rằng đó là một quyết định đột phá, tôi cho rằng đấy là một sự tham khảo và tôi mong các đại biểu cũng như cử tri có niềm tin về đổi mới phải dần dần và có những kết quả ban đầu thì chúng ta phải xây dựng lòng tin về đổi mới và chất lượng thì tôi xin rằng sẽ tốt hơn rất nhiều.
Ý kiến của đại biểu Nguyệt về chất lượng sinh viên sư phạm. Đây là vấn đề từ xưa đến nay có một câu "chuột chạy đầu sào", 3 nguyên nhân đại biểu đưa ra, chúng tôi thấy hoàn toàn chính xác. Quan trọng nhất là giải pháp, trong giải pháp thì chúng tôi xin được nhấn mạnh về phía ngành. Vừa rồi chúng tôi chỉ đạo các địa phương rà soát để làm sao biết được nhu cầu sử dụng giáo viên đến tận môn học, theo đó có kế hoạch gắn giữa đào tạo với sử dụng. Chúng tôi đang chỉ đạo rất mạnh quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm theo hướng chỉ tập trung một số trường sư phạm lớn, còn các trường sư phạm không chuyên và các trường cao đẳng theo hướng vệ tinh để làm sao mạng lưới các đào tạo giáo viên phải thực sự chuyên nghiệp và tốt.
Ngoài ra, còn có những giải pháp khác, chúng tôi sẽ cùng phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, rất nhiều bộ để cùng tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để có những giải pháp đồng bộ và làm việc với các địa phương để làm sao cùng phối hợp. Trách nhiệm của bộ và chúng tôi cho rằng đột phá từ khâu có việc làm thì sẽ có người giỏi vào. Chúng tôi đang rà soát để làm sao khi thông báo tuyển sinh thì người vào trường sư phạm đã thấy được cơ hội việc làm rõ, làm sao giống được như ngành công an, ngành quân đội. Như vậy, tôi tin rằng học sinh giỏi vào ngành sư phạm rất cao. Xin hết ý kiến.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Xin cảm ơn Bộ trưởng, xin Bộ trưởng lưu ý ý kiến của đại biểu Dương Minh Ánh có nghĩa là chương trình học của học sinh bây giờ rất nặng, nhưng qua thử nghiệm chương trình sách giáo khoa mới, dạy thử ở 48 trường thì cử tri và ý kiến cho rằng rất khó, rất nặng thì sẽ tạo thêm một áp lực. Đã áp lực rồi bây giờ đổi mới mà áp lực nặng hơn thì rất khổ cho học sinh của Việt Nam. Đề nghị Bộ trưởng lưu ý, nghiên cứu điều chỉnh chương trình như thế nào phù hợp với ý kiến cử tri.
Một số vấn đề liên quan tới Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có ít nhất 4 đến 5 lần Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có chuyển trách nhiệm liên quan. Tôi đề nghị Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân chuẩn bị sau khi tôi mời một số đại biểu đặt câu hỏi.

Quách Thế Tản - Hoà Bình
Kính thưa Bộ trưởng,
Có thể nói giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên trong giáo dục quốc dân thời gian qua đạt những kết quả quan trọng trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Song cũng còn hạn chế bất cập nhất là về lĩnh vực giáo dục thường xuyên. Xin Bộ trưởng nêu rõ nguyên nhân vì sao giáo dục thường xuyên chưa đạt được kết quả như mong đợi. Đồng thời, đề nghị Bộ trưởng cho biết định hướng và nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, tiếp tục phát triển giáo dục thường xuyên thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Cảm ơn Bộ trưởng.

Nguyễn Quang Tuấn - TP Hà Nội
Kính thưa Bộ trưởng,
Theo báo cáo của Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy 10% học sinh cấp II có quan hệ tình dục, con số này tăng lên 39% ở học sinh cấp III, đặc biệt có 10% các cháu công nhận có quan hệ từ 3 người trở lên. Đây là vấn đề liên quan đến lối sống học sinh ở phổ thông làm nhiều phụ huynh lo lắng, quan tâm. Bộ trưởng nhận định vấn đề này như thế nào, giải pháp trong tương lai ra sao cho dù đây là nghiên cứu với mẫu nhỏ chưa mang tính chất đặc trưng. Xin cám ơn Bộ trưởng.

Bùi Văn Phương - Ninh Bình
Kính thưa Quốc hội,
Thưa Bộ trưởng,
Tôi xin tranh luận với Bộ trưởng về căn cốt của nguyên nhân làm chất lượng giáo dục của ta suy giảm. Có lẽ lâu rồi trong giáo dục phổ thông không nghe thấy cụm từ "lưu ban" nghĩa là học thế nào, rèn luyện thế nào cũng lên lớp và cũng tốt nghiệp.
Đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ trưởng nhìn nhận hệ lụy gì phía sau việc đánh giá học sinh, cho học sinh chuyển cấp và lớp như hiện nay. Nếu đúng Bộ trưởng có giải pháp gì trong thời gian tới. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Lâm Đình Thắng - TP Hồ Chí Minh
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Nhiều cử tri, nhà giáo và chuyên gia giáo dục nhận định vấn nạn học giả nhưng bằng thật vẫn còn rất phổ biến và ngày càng lan rộng ở nước ta hiện nay, nhất là trong đào tạo sau đại học. Đề nghị Bộ trưởng cho biết đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những giải pháp để chấm dứt vấn nạn này trong thời gian tới, xin cảm ơn Bộ trưởng.

Thái Trường Giang - Cà Mau
Tôi nghe Bộ trưởng đã có hơn 9 lần nhắc đến cách mạng công nghệ 4.0. Xin hỏi Bộ trưởng nền giáo dục của nước ta hiện nay đã mấy chấm. Trong hơn một thập kỷ nay giải pháp của Bộ là cải cách và cải cách và mải loay hoay đổi mới phương pháp giáo dục, đặc biệt luôn chăm bẵm liên tục và không ngừng thay đổi sách giáo khoa, nhưng chất lượng giáo dục, đào tạo vẫn chưa được cải thiện gây hao tốn nguồn lực, tiền bạc của toàn xã hội nhưng không giảm tải, giảm áp lực cho học sinh. Bộ trưởng có cam kết gì để chấm dứt về không ngừng đổi mới sách giáo khoa. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Hồ Văn Thái - Kiên Giang
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Tôi xin trao đổi với Bộ trưởng một ý, Bộ trưởng có phát biểu Bộ trưởng nhận trước Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước là ngành giáo dục hiện nay còn rất nhiều yếu kém, đề nghị Bộ trưởng cho biết những yếu kém đó là yếu kèm gì. Vì theo Báo cáo số 370 ngày 31/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hình như vẫn còn né tránh những hạn chế, yếu kém, nhất là việc hoạch định chiến lược giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Nghị quyết đề ra đã ra đời cách đây hơn 5 năm mà ngành giáo dục vẫn còn loay quanh chưa có hướng đi một cách căn cơ như nhiều đại biểu đã phát biểu. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn bản để khắc phục những yếu kém mà Bộ trưởng đã nhận, đồng nghĩa với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Tôi xin cảm ơn Bộ trưởng.

Tô Thị Bích Châu - TP Hồ Chí Minh
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Theo như Luật Giáo dục sửa đổi và Luật Giáo dục đại học sắp thông qua về tính đúng, tính đủ giá dịch vụ như vậy có phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay hay không và có đúng với quan điểm của Đảng, giáo dục là quốc sách hàng đầu hay không? Nhất là trong bậc học mầm non và bậc học phổ thông. Xin Bộ trưởng trả lời quan điểm cụ thể, không chung chung. Xin cảm ơn.

Lê Vĩnh Tân - Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,
Kính thưa các vị đại biểu,
Tôi xin thay mặt cho Bộ Nội vụ xin làm rõ thêm một số vấn đề của các đại biểu quan tâm và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ gợi ý để cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ cùng làm rõ một số vấn đề.
Trước tiên, tôi xin nói về vấn đề hợp đồng đối với giáo viên, trong tình hình vừa qua nhiều địa phương và các cơ sở giáo dục công lập của chúng ta thực hiện số lượng hợp đồng để làm công tác chuyên môn rất lớn và có thể nói có những đơn vị biên chế được giao chưa sử dụng hết, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cho được hợp đồng. Do đó, trong Nghị quyết 19 vừa rồi và trong Nghị quyết 08 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19 đã nêu rất rõ là chấm dứt tình trạng tự duyệt biên chế hoặc giao biên chế cao hơn so với biên chế của cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định. Chúng ta phải rà soát, sắp xếp lại ngay trong năm 2018. Do đó, để thực hiện nghiêm về vấn đề này, tôi đề nghị đối với các địa phương cũng như các cơ sở giáo dục công lập của chúng ta phải rà soát lại về vấn đề biên chế được giao và đánh giá về năng lực đối với các giáo viên thực hiện hợp đồng trong thời gian vừa qua.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đề nghị phải có quy định để gián tiếp quản lý trong các cơ sở giáo dục, tức là những người ưu tiên làm chuyên môn, nghiệp vụ phải chiếm tỷ lệ trên 65%. Hiện nay làm công tác hành chính, quản lý chuyên môn chiếm tỷ lệ còn khá lớn.
Thứ hai, nếu những nơi nào còn thiếu thì chúng ta phải tuyển ngay để đáp ứng được yêu cầu, không thể để cho học sinh không có giáo viên dạy và cân đối trong số biên chế đã được giao.
Thứ ba, tôi đề nghị chúng ta phải sắp xếp và tính toán lại định mức trong các trường đối với số lớp trong trường, số giờ dạy của giáo viên. Tôi đề nghị tính toán lại tất cả định mức này để chúng ta cân đối lại trong số giáo viên, số biên chế được giao trong thời gian vừa qua. Tại kỳ họp lần thứ 4 của Chính phủ thường kỳ cũng đã nói, đối với những trường hợp chúng ta tuyển dụng viên chức đã thừa so với được giao thì giao cho các địa phương phải rà soát và phải bố trí giải quyết công việc cho những giáo viên này trước và sau đó nếu trường hợp không được thì chúng ta sẽ thực hiện tinh giản biên chế.
Vấn đề này Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế để cân đối lại tình trạng đối với những địa phương tăng dân số cơ học, chúng ta nên nghiên cứu lại có thể xem xét, bổ sung biên chế để tránh trường hợp thiếu giáo viên hoặc thiếu người phục vụ trong các trường học. Chúng ta sẽ nghiên cứu để bổ sung và trình với Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 này. Tôi đề nghị chỗ này, Bộ Nôi vụ sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế để chúng ta xem xét lại những trường hợp địa phương không tự cân đối được mà tăng dân số cơ học thì chúng ta phải xem xét để đảm bảo không thể người bệnh không có thày thuốc, không thể để cho học sinh không có giáo viên giảng dạy.
Vấn đề thứ hai, đó là vấn đề đặt ra đối với giáo viên mầm non ký hợp đồng tại các đơn vị cơ sở mầm non. Hiện nay, vấn đề tuyển dụng đối với giáo viên mầm non chúng ta thực hiện theo quy định về tuyển dụng của công chức. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua chúng ta chuyển đổi từ các trường tư thục hoặc bán công qua các trường mầm non công lập hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra, chúng ta phải xử lý trong lực lượng giáo viên này. Do đó, Chính phủ cũng đã có quy định đối với giáo viên mầm non chúng ta vẫn thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập và hưởng chế độ chính sách như viên chức. Tôi nghĩ đây là chỉ đạo của Chính phủ rất quan tâm về vấn đề chúng ta chuyển tiếp giữa giáo dục mầm non từ các cơ sở cũ qua cơ sở mới để thực hiện theo Quyết định 60 của Thủ tướng Chính phủ.
Để thực hiện chủ trương này Chính phủ cũng đã chỉ đạo cho các bộ, ngành, địa phương chúng ta phải rà soát, sắp xếp, chấm dứt việc hợp đồng lao động làm chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tức là trừ những đơn vị đã thực hiện tự chủ về vấn đề tài chính hoặc tự chủ tài chính và tự chủ chi thường xuyên, được tự do chúng ta tuyển chọn và chúng ta quyết định về số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và số còn lại chúng ta phải rà soát để chấm dứt về tình trạng này.
Tuy nhiên, đối với lĩnh vực giáo dục và y tế, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo các địa phương phải cân đối và đảm bảo đủ giáo viên, bác sỹ để cung ứng trong vấn đề phục vụ chung. Do vậy, quan điểm của Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương chúng ta chưa thực hiện việc chấm dứt hợp đồng làm chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non còn trong định mức biên chế, tức là còn định mức biên chế chúng ta tiếp tục nghiên cứu xét tuyển. Đặc biệt ưu tiên đối với những người đã hợp đồng lâu năm, có trình độ, có năng lực đảm bảo yêu cầu thì có chính sách ưu tiên để tuyển dụng vào biên chế hiện nay còn thừa. Nếu trường hợp không sắp xếp, không tuyển dụng được cuối cùng chúng ta mới thực hiện vấn đề tinh giản biên chế theo đúng Nghị định 108 của Thủ tướng Chính phủ.
Vấn đề thứ ba, về chính sách đối với giáo dục mầm non. Trong Quyết định số 60 ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất rõ về chính sách đối với giáo viên mầm non trong giai đoạn 2011-2015 đã quy định: "Giáo viên trong đó bao gồm cả hiệu trưởng, hiệu phó làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non, kể cả công lập và dân lập được nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương cho giáo viên mầm non theo thang bảng lương quy định, được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên mầm non có cùng trình độ đào tạo đang làm việc hợp đồng tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập". Đây là chính sách rất mở cho giáo dục mầm non, kể cả Chính phủ cũng hỗ trợ để chúng ta khuyến khích tỷ lệ huy động.
Trong Thông tư liên tịch 09 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ngày 11/3/2013 cụ thể hóa về chính sách này đã nói rất rõ, bổ sung thêm các khoản về chính sách đối với giáo viên mầm non. Tại Nghị định số 06 của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/1/2018 Chính phủ đã quy định về chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và các chính sách đối với giáo viên mầm non cũng quy định rất rõ về vấn đề này, tức là các đối tượng này nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện các chức danh mầm mon sẽ được ký hợp đồng lao động và xếp lương là chức danh giáo viên mầm non ở hạng 4 và hưởng chế độ chính sách quy định như giáo viên mầm non ở cơ sở giáo dục mầm non công lập. Chính sách giáo viên mầm non hiện nay có rất nhiều, ngoài ra còn có những chính sách khác. Ví dụ như Nghị định 61, 64, Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi đối với những người hoạt động trong vùng đặc biệt khó khăn. Xin cảm ơn Quốc hội. Xin hết.

Nguyễn Thanh Xuân - TP Cần Thơ
Kính thưa Quốc hội,
Thưa Bộ trưởng,
Trong vài năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều điều chỉnh về phương pháp tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học. Cách làm này tôi cho là mới và giảm được áp lực và giảm được tốn kém v.v.. Tuy nhiên, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép xây dựng nhiều tổ hợp xét tuyển, qua đó cho thấy học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tìm mọi cách để vào được đại học. Điều này đã dẫn đến vấn đề tôi tạm gọi là "chín 0", đó là không học đúng ngành, không học tập tích cực, không chất lượng cao khi ra trường, không tìm được việc làm phù hợp, không góp phần vào giảm tỷ lệ thất nghiệp, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu người sử dụng lao động. Bên cạnh "ba 0" là phương pháp hướng dẫn tính chỉ tiêu tuyển sinh của bộ dựa vào đội ngũ giảng viên là chính mà không khớp với nhu cầu lao động. Nhiều học sinh không vào các bậc đào tạo thấp hơn và không góp phần cân đối lao động. Xin Bộ trưởng đánh giá và cho giải pháp về vấn đề này và việc đưa vào Luật Giáo dục đại học sắp tới. Xin hết.

Lê Thị Nguyệt - Vĩnh Phúc
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa Bộ trưởng,
Bộ trưởng trả lời về vấn đề đạo đức trong trường học liên quan đến hành vi và đạo đức, còn tôi muốn nói đến đạo đức về giáo dục trong chương trình dạy học. Bộ trưởng có chơ rằng đạo đức xã hội và ngay cả trong ngành giáo dục và đào tạo ngày một xuống cấp mà trong đó trách nhiệm không nhỏ thuộc về ngành giáo dục, đào tạo không? Đâu là giải pháp cơ bản cho vấn đề quan trọng này khi nội dung giáo dục làm người trong các cơ sở giáo dục đào tạo rất mờ nhạt, không được quan tâm đúng mức theo "tiên học lễ, hậu học văn". "Tiên học lễ, hậu học văn" giờ đây chỉ là câu cửa miệng, các cơ sở dạy nghề và đào tạo bậc đại học có nội dung giáo dục làm người không? Vì sao?
Thứ hai, tôi muốn nói đến các trường không phải chỉ trường sư phạm mới điểm thấp mà các trường khác thì sao? Như vậy có phải do chúng ta mở ra quá nhiều trường đại học nên quá dễ dàng và thực tế học sinh sẽ rất dễ để khi vào các trường học. Như vậy, đề án phân luồng giáo dục của chúng ta có còn hiệu quả và có thực hiện được không? Bộ trưởng có giải pháp gì trong vấn đề này. Xin hết ý kiến.

Mai Thị Kim Nhung - Quảng Trị
Kính thưa Quốc hội,
Thưa Bộ trưởng,
Tôi xin gửi đến Bộ trưởng câu hỏi sau:
Trường đại học đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo từ bậc đại học trở lên, những cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lại cho phép được tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng. Điều này gây khó khăn trong công tác tuyển sinh tại các trường cao đẳng. Đối với vấn đề này xin Bộ trưởng cho biết giải pháp của Bộ trưởng trong thời gian tới?

Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,
Kính thưa Quốc hội,
Kính thưa cử tri, đồng bào,
Tôi theo dõi lĩnh vực giáo dục và thấy kỳ nào dù Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia chất vấn hay không thì giáo dục đều nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội cũng như cử tri. Đây là điều mừng vì Quốc hội và toàn dân quan tâm đến giáo dục. Vấn đề đặt ra rất nhiều, tôi rất cảm ơn Chủ tịch Quốc hội đã cho tôi 15 phút, tôi sẽ cố gắng trong 15 phút không thể trả lời toàn diện được về từng vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Tôi xin chọn 5 vấn đề, trong mỗi vấn đề xin nói một số thông tin để bổ sung thông tin của Bộ trưởng.
Thứ nhất, về phổ cập mầm non và các vấn đề tiêu cực, nhất là bạo hành trong mầm non. Chúng ta đều hết sức chia sẻ và bức xúc trước một số hiện tượng và một số nơi xảy ra bạo hành ở trường học, đặc biệt là đối với trẻ ở mầm non. Có rất nhiều nguyên nhân, như Bộ trưởng đã nói, trong đó có nguyên nhân liên quan đến chất lượng đào tạo giáo viên mầm non. Hiện nay chúng ta có khoảng 60% giáo viên mầm non đã được học cao đẳng trở lên, còn gần 40% đã học trung cấp. Trung cấp cũng dạy 2 năm, do đó việc nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường sư phạm rất quan trọng, Bộ trưởng đã nói kỹ.
Thứ hai, liên quan đến trách nhiệm kiểm tra, từ việc xét cho mở trường đến mở các nhóm lớp độc lập của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương ở đây đương nhiên bao gồm cả cán bộ theo dõi về giáo dục của ngành giáo dục. Điều quan trọng nhất theo tôi, như nhiều đại biểu nói, đó là độ bao phủ của mầm non, nhất là bậc nhà trẻ còn rất thấp, 27,7%.
Như một đại biểu đã nói, tại sao một số trường không nhận trẻ từ đủ 3 tháng tuổi dù luật đã quy định? Thực ra có nhiều lý do, một trong những lý do rất đơn giản là nếu độ bao phủ đó không phải là 27,7% mà là 90% thì đương nhiên sẽ có nhiều trường nhận đủ các cháu, từ mức khó như Bộ trưởng nói là 3 tháng tuổi. Còn mới có 10 người nhu cầu đi học, lớp đủ cho 3 người thì đương nhiên cơ sở giáo dục đó có xu hướng chọn đối tượng dễ hơn cho họ vì thế điều khẩn thiết giờ phải phát triển nhanh cơ sở các trường, nếu chưa có trường thì các cụm lớp độc lập nhưng phải đủ điều kiện. Vấn đề này tôi tha thiết mong chính quyền các địa phương phải làm tốt hơn, đặc biệt là tại các khu công nghiệp. Chúng tôi đi khảo sát cụ thể nơi nào mà chú trọng thì tỷ lệ trẻ được đến tốt hơn.
Tôi xin báo cáo là tại các khu công nghiệp công nhân thu nhập thấp. Trường công học phí trung bình của mầm non là 900.000 đến 1.100.000. Nếu ở đó các trường tư do những người lấy nhà riêng cho làm và phần lớn là những người đã gắn bó với ngành giáo dục làm bằng tấm lòng là chính cũng lấy học phí khoảng đó và cộng thêm một chút. Nếu trường tư đầu tư từ ban đầu thì buộc họ phải lấy cao hơn, rất khó khăn cho công nhân. Vì vậy ngoài việc lập trường công, chúng ta rất cần mô hình nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ một phần cho địa điểm và để trường tư mở làm học phí.
Đối với các giáo viên không chỉ ở mầm non mà ở các bậc học khác nếu có bạo hành với trẻ em, tôi cương quyết đề nghị trong mọi trường hợp là phải đưa ra khỏi ngành giáo dục. Không thể vì một số cá nhân đó ảnh hưởng chung đến toàn ngành. Dù rằng việc đưa ra khỏi ngành có thể làm rất khó khăn cho đời sống sau này của cá nhân người đó hoặc gia đình họ nhưng không thể vì thế làm ảnh hưởng cả ngành giáo dục.
Từ hôm qua đến hôm nay đại biểu nói nhiều về câu chuyện thất nghiệp 200 nghìn người có trình độ đại học. Hôm qua Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã nói rất kỹ số người này là số người thất nghiệp không có việc làm phù hợp hoặc không tìm được việc làm, muốn tìm việc làm mới có trình độ đại học, tính ra khoảng trên 4%. Con số này tại các nước trung bình khoảng 7% nên ở chúng ta không có gì phải yêu cầu cứ học đại học trở lên phải có việc 100% là không đúng. Việc một tỷ lệ nhất định dù học tất cả các bậc mà không có việc là bình thường ở thế giới, chính việc đó thúc đẩy cạnh tranh và vươn lên của các cơ sở giáo dục.
Để khắc phục việc này có nhiều việc phải làm. Đầu tiên phải thực hiện việc hướng nghiệp. Bộ trưởng đã nói về đề án của Thủ tướng đã phê duyệt cũng như rất nhiều văn bản. Tôi xin các đại biểu Quốc hội và Nhân dân đồng tình cho hướng đẩy mạnh thực hiện hướng nghiệp ngay từ trung học cơ sở. Chúng ta đừng lo như một đại biểu nói rằng học trung học cơ sở xong mà sang học nghề thì sẽ không đủ kiến thức. Bởi vì cả thế giới người ta làm như vậy, học trung học cơ sở xong thì một luồng rẽ ra học nghề, một luồng rẽ ra học tiếp lên trung học phổ thông. Học trung học phổ thông xong là một luồng tiếp tục học nghề, một luồng tiếp tục học lên đại học để theo hướng hàn lâm nghiên cứu, vì học xong trung học cơ sở mà đi học nghề, không có nghĩa là trong quá trình dạy nghề đấy chúng ta không dạy tiếp văn hóa, không dạy tiếp kiến thức, chỉ có điều dạy theo cách của người làm nghề thì chúng ta phải ủng hộ cho phương án này.
Thứ hai, phải nâng cấp, nâng cao chất lượng đại học, việc này chúng ta nói rất nhiều, đặc biệt tôi sẽ báo cáo về câu chuyện ở đây liên quan đến chất lượng đào tạo thì chúng tôi sẽ nói kỹ sau. Nhưng một trong những điều để nâng cao chất lượng đại học, đấy là nhất định phải đẩy mạnh tự chủ đại học thì Bộ trưởng nói nhiều rồi và tăng cường kiểm định, xếp hạng đại học.
Thứ ba, đặc biệt ở đây là các đại biểu nói và tôi rất chia sẻ, tôi rất tiếc Bộ trưởng chưa nói việc này, chúng ta nên nói công khai nhất là bây giờ sắp tới mùa thi, đó là công tác phân tích qua việc tuyển sinh những năm vừa rồi để có định hướng cho các cháu học những ngành nghề nào thì tương lai việc làm tốt hơn.
Báo cáo Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Giáo dục đã tiến hành khảo sát, chúng ta bằng cách bắt các trường công bố tất cả các dữ liệu này và sau đó khảo sát thì các trường năm 2017, các trường có điểm vào trên 27 điểm thì tỷ lệ học sinh ra trường sau 12 tháng có việc làm tính từ 2016 trở lại là 96%, nhóm trường từ 24 điểm đến 27 điểm, tỷ lệ này 92%, nhóm trường từ 20 điểm đến 24 điểm là 84% và nhóm trường từ điểm sàn 15,5 điểm đến 20 điểm là 89%. Tỷ lệ chung lại tức là các cháu học sinh ra trường trong vòng 12 tháng kể từ năm 2016 đến 2017 khảo sát mà có việc làm xấp xỉ 90%, chỉ có 11,3% không kiếm được việc làm. Đương nhiên, những việc làm này không có nghĩa là tất cả đã phù hợp đúng trình độ đại học, vì khảo sát cũng cho thấy rằng 19% số các cháu ra trường học đại học nhưng làm công việc không xứng đáng là cấp đại học và ở đây có điều đáng lưu ý, có thể lý do này mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chưa đề cập. Tôi rất thẳng thắn báo cáo với nhân dân là trong số các nhóm ngành đào tạo thì nhóm ngành đào tạo khoa học, giáo dục và giáo viên có tỷ lệ ra trường không tìm được việc cao nhất, 19%.
Nhóm thứ hai, chính là nhóm liên quan đến các dịch vụ xã hội, mặc dù chúng ta nói phải quan tâm đến nghề xã hội nhưng xã hội chưa quen tuyển dụng cái này cho nên nhóm các cháu sinh viên học các nhóm về dịch vụ xã hội ra trường tỷ lệ không kiếm được việc làm qua khảo sát cũng là 19%.
Nhóm thứ ba, chính là nhóm về môi trường. Mặc dù chúng ta rất bức xúc về môi trường và các trường đại học bắt đầu đào tạo các ngành liên quan đến môi trường nhưng doanh nghiệp và xã hội cũng chưa mở nhiều ngành này ra cho nên tỷ lệ không kiếm được việc làm là 17%.
Nhóm thứ tư, về pháp luật, vì chúng ta đào tạo quá nhiều pháp luật và tỷ lệ đấy cũng là 17%. Cuối cùng, nhóm về thể thao, văn hóa ra trường không kiếm được việc làm là 16%, đó là qua khảo sát. Tôi cho rằng cơ cấu đào tạo này rất cần và các cháu sinh viên nhất là năm nay thi cũng cần nghiên cứu rất kỹ. Nhóm trường từ 20, 24 điểm thường là các nhóm trường những ngành chung này.
Vấn đề thứ ba, chất lượng đào tạo. Có rất nhiều ý kiến đã phát biểu, đánh giá cao kết quả của chúng ta. Rõ ràng tôi nhớ chúng ta đã bàn rất nhiều và báo chí cũng đã nói, chúng ta chung là giáo dục phổ thông chúng ta đánh giá một cách tự mình nhận khiêm tốn, tôi đã báo cáo trước Quốc hội, chúng ta tự nhận là chúng ta xếp hạng dưới 50. Nhưng thực ra như PISA và nhiều tổ chức đánh giá, thậm chí mình đứng khoảng 20, 30. Nhưng nếu một ngành nào đó mà đứng thứ dưới 50 đã là rất tốt so với mặt bằng chung, trình độ phát triển về kinh tế ở Việt Nam. Chúng ta chỉ có hai chỉ số đến bây giờ đứng thứ dưới 50 thôi. Một là chỉ số đổi mới, sáng tạo đứng thứ 47 và thứ hai chính là chất lượng giáo dục phổ thông. Tôi nói mạnh dạn là mình nói đứng thứ khoảng 30, 40 nhưng thôi cứ để khiêm tốn nhất là dưới 50, mà như vậy cũng là rất tốt.
Còn giáo dục đại học, đúng như các đại biểu đã nói, chúng ta không xuất sắc thế này. Chúng ta đứng thứ khoảng 80(+-). Nhưng một điều rất đáng mừng là từ ba năm trở lại đây chúng ta đã quyết tâm đẩy mạnh tự chủ và đặt ra các chương trình rất quyết liệt để đổi mới giáo dục đại học. Đặt ra mục tiêu sau 3 năm tức là năm nay chúng ta đặt mục tiêu sẽ có ít nhất một trường nằm trong top 1.000 của thế giới.
Kính thưa Quốc hội và Nhân dân,
Ngày hôm nay là ngày bình thường, mấy tiếng đồng hồ nữa người ta sẽ công bố việc này. Chúng tôi rất hy vọng lần công bố này chúng ta sẽ có ít nhất một trường đại học nằm trong top đó. Việc kiên trì mấy năm vừa rồi làm bắt đầu có kết quả. Các chỉ số về nghiên cứu của Việt Nam đã rất tốt, rất nhiều. Mặc dù so với thế giới chúng ta còn rất kém. Tính ra theo châu Á thì một giáo viên đại học châu Á công bố trung bình trong giai đoạn 2011 - 2015 là 4,5 bài trên các tạp chí Scopus, tức là khoảng 20 nghìn tạp chí trên thế giới thì ở Việt Nam được 0,14 bài, chỉ bằng 1/32 so với trung bình các giảng viên ở các nước châu Á và trường cao nhất được 0,7 bài và điều rất đáng mừng là trường đấy là một trường rất nhỏ. Đấy là trường Tôn Đức Thắng, theo công bố 3 năm vừa rồi thì 10 đơn vị công bố nhiều nhất ở Việt Nam trong 3 năm trên các tạp chí ISI tức là 14 nghìn tạp chí hàng đầu thì Viện Hàn lâm Khoa học, Công nghệ là 2.396 bài, Đại học Tôn Đức Thắng 1.546 bài, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.373 bài, Đại học Quốc gia Hà Nội 1.234 bài, Đại học Bách khoa Hà Nội 1.015 bài và Đại học Duy Tân là 778 bài. Đại học Duy Tân là một đại học ngoài công lập, trong khi chúng ta có nhiều trường đại học lớn hơn như các đại biểu biết không đạt được số này và những trường này đều được xếp hạng cao trên thế giới. 3 năm vừa qua, chúng ta bằng tự chủ và bằng đẩy mạnh nghiên cứu thì đã có các kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. Tôi cho rằng đây là điểm các nhà khoa học và các nhà chuyên sâu về giáo dục đánh giá rất cao nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian vừa qua.
Vấn đề thứ tư, tôi muốn nói một vài điều về thi cử vì sắp đến mùa thi. Tôi nghe các đại biểu Quốc hội nói, tôi rất quan tâm vấn đề này. Tôi còn nhớ rằng tại kỳ họp cuối năm 2016, các đại biểu Quốc hội rất băn khoăn khi chúng ta quyết định đưa ra phương án thi trắc nghiệm.
Tôi nhớ có đại biểu Quốc hội còn dùng một hình tượng là sức dầu vào một sinh viên để ho, nhưng kết quả là đổi mới thi qua 3 năm 2015, 2016, 2017 đến bây giờ còn điểm này, điểm khác nhưng cơ bản tốt. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn rằng đổi mới thi đến bây giờ về cơ bản đã tốt và hướng tới là cơ bản ổn định, chỉ còn cải tiến khâu ra đề và chỉnh một số việc. Năm nay là năm Thủ tướng không phải ra một chỉ thị riêng về thi nữa, nhưng không có nghĩa là công tác chuẩn bị thi như mọi năm không được tăng cường thì chúng tôi rất mong các địa phương tiếp tục làm thật tốt để kỳ thi này thành công.
Vấn đề cuối cùng, có một câu hỏi rất hóc búa của một đại biểu từ ban đầu là đánh giá đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29 thì bây giờ lộ trình là bao nhiêu năm, có tiếp tục đổi mới hay không và hiện nay đứng ở đâu. Đây là một câu hỏi rất khó, tôi xin mạnh dạn báo cáo như sau:
Nghị quyết 29 xác định đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, có rất nhiều cách để phân định các nhiệm vụ trong đổi mới này, nhưng đứng trên giác độ của ngành giáo dục thì tạm chia thành 8 đầu mục:
Thứ nhất là đổi mới hệ thống.
Thứ hai là đổi mới khung trình độ.
Thứ ba là chương trình sách giáo khoa.
Thứ tư là phương pháp giảng dạy và gắn với giáo viên.
Thứ năm là phương pháp kiểm định, đánh giá và thi cử.
Thứ sáu là vấn đề về cơ sở vật chất.
Thứ bảy là quản lý nhà nước.
Thứ tám là quản trị các trường, các cơ sở giáo dục.
Mức độ đánh giá đổi mới đến đâu? Trước hết, đó là phải sửa luật pháp, sau đó là các chương trình, đề án và làm rất nhiều công việc cụ thể. Đến giờ phút này chúng ta đã đạt được yêu cầu là ban hành khung hệ thống, khung trình độ, đang xây dựng chương trình sách giáo khoa, đổi mới một bước công tác kiểm định, đổi mới một bước công tác tự chủ đại học và tới đây là các trường phổ thông, đặc biệt quan trọng là chúng ta đang chuẩn bị sửa 1 luật. Nhân đây tôi xin đề nghị chúng ta không nên giới hạn chỉ sửa một số ít điểm, vì đây là thời cơ để sửa luật. Chỉ có sửa cái này mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Có nhiều yêu cầu, trong đó có 3 yêu cầu đáng chú ý phải sửa vào luật.
Yêu cầu thứ nhất là khắc phục cho bằng được điểm yếu cố hữu của chúng ta, đó là giáo dục từ phổ thông đến đại học nặng về nhồi nhét kiến thức và không khuyến khích sáng tạo cá nhân của cả học sinh và giáo viên.
Hạn chế thứ hai là hệ thống học của chúng ta không liên thông, không học suốt đời nên dẫn đến câu chuyện cố chạy theo bằng cấp, cứ phải cấp cao, vì không tạo điều kiện liên thông suốt đời, học người lớn.
Thứ ba là trong các cơ sở giáo dục của chúng ta nặng về chỉ đạo hành chính, không khuyến khích tự chủ trong các trường đại học. Quản lý trong các trường phổ thông vẫn còn nặng về mệnh lệnh và hành chính, chủ yếu có chính quyền cấp quận và cấp phường chỉ đạo, cộng với ban giám hiệu mà thiếu các thành phần cơ bản, đó là tập thể giáo viên, hai là tập thể học sinh, dù các cháu rất nhỏ cũng có quyền, gắn với tập thể học sinh là tập thể phụ huynh và cộng đồng, chúng ta chưa làm được điều này. Lần này chúng ta phải đưa vào đổi mới. Tôi xin mạnh dạn nói rằng nếu sửa được 2 luật này đảm bảo đúng theo xu thế đó cộng một số luật về công chức, viên chức thì công cuộc đổi mới của chúng ta được một nửa. Làm luật xong rồi phải làm tiếp mới được nửa còn lại.
Trong thời gian có hạn tôi xin có một số ý kiến như vậy. Xin cảm ơn Quốc hội.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội
Kính thưa Quốc hội,
Sáng nay có 32 đại biểu chất vấn, 18 đại biểu Quốc hội tranh luận và còn 9 câu hỏi chất vấn và tranh luận chưa được trả lời. Chiều nay còn 59 đại biểu Quốc hội chờ tranh luận và chất vấn nên cho phép tôi điều hành đầu giờ vì chiều nay còn 25 phút, tôi sẽ mời một số đại biểu Quốc hội chứ không mời hết được 59 đại biểu để đặt câu hỏi và Bộ trưởng sẽ trả lời bằng văn bản.
Xin cảm ơn Quốc hội. Mời Quốc hội nghỉ.

(Quốc hội nghỉ)

Comments

Leave a comment

Note: this form is not for making a transcription. If you would like to transcribe this Script Request, please click the [ TRANSCRIBE ] button.

Overview

To make a new Audio Request or Script Request, click on Make a Request at the top of the page.

To record or transcribe for users learning your language, click on Help Others at the top of the page.

Recording and transcribing for other users will earn you credits and also move your own Requests ahead in the queue. This will help you get your requests recorded and/or transcribed faster.